Vàng đã mất hơn 1 triệu đồng/lượng sau ngày tăng sốc 29/6

Sau ngày tăng sốc lên gần 40 triệu đồng/lượng hôm 25/6, tính đến trưa nay (2/7), mỗi lượng vàng SJC đã giảm hơn 1 triệu đồng/lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch chiều 2/7, các đơn vị kinh doanh vàng đều niêm yết giá rời xa mốc 39 triệu đồng. Theo đó, giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 38,25 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra là 38,47 triệu đồng/lượng.

Vào đầu giờ chiều, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 38,230 triệu đồng/lượng (mua vào) và 38,630 triệu đồng/lượng (bán ra). 

 So với giá đỉnh điểm ngày 25/6, với mức 39,530 triệu đồnglượng (bán ra), mỗi lượng vàng SJC đã mất 1.060.000 đồng.

0602_vang_doji

Giá vàng trong ngày 2/7 đã "hạ nhiệt". (Ảnh minh họa).

Riêng tại PNJ, giá vàng miếng niêm yết cuối ngày 2/7 vẫn ở mức sát với mốc 39 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua- bán cũng nới rộng đến 700.000 đồng. Giá đóng cửa được thương hiệu này niêm yết ở mức 38,12 triệu đồng/lượng (mua vào), bán ra tới 38,82 triệu đồng.

Theo bản tin thị trường của PNJ, giá vàng thế giới đã giảm 2% trong phiên giao dịch 1/7, dù sau đó có tăng nhẹ 0,15% trong phiên giao dịch châu Á sáng 2/7, lên 1.385,8 USD/ounce. Mức giá này so với phiên giao dịch 25/6 đã giảm đến gần 40 USD/ounce. 

Nguyên nhân giá vàng trong nước giảm mạnh là do ảnh hưởng bởi đà giảm mạnh của giá vàng thế giới khi đồng USD tăng giá trợ lại. 

Với mức giá hiện tại, quy đổi theo giá USD niêm yết tại ngân hàng, vàng thế giới đang có giá 38,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, cao hơn khoảng 100.000 đồng so với một lượng vàng trong nước.

chọn
Khu đô thị Tràng Cát của KBC tăng vốn gấp 11 lần lên 69.000 tỷ, sẽ phát triển gần 26.000 bất động sản
Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát của Kinh Bắc vừa được điều chỉnh vốn và tiến độ hồi tháng 1 vừa qua. Dự án này sẽ có quy mô 585 ha với 25.840 sản phẩm bất động sản, dự kiến đưa vào kinh doanh từ năm 2025 và vận hành vào năm 2032.