Về làng nuôi rắn tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) nhiều người không khỏi rùng mình khi nhìn thấy những con rắn dài hàng mét, luôn phì phì trong chuồng mỗi khi có người vào. |
Trái ngược lại với tâm lý của người tới tham quan, những chủ mô hình nuôi rắn lại cảm thấy rất đỗi thân thiện với chúng, họ coi rắn - một loài sở hữu nọc độc chết người như những đứa con trong gia đình. |
Được biết, nghề nuôi rắn ở xã Bạch Lưu đã có từ hơn chục năm nay, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Nhiều hộ thoát nghèo, đi lên từ nghề nuôi rắn. |
Với 12 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi rắn, ông Phạm Văn Năm (46 tuổi) ở thôn Hoàng Sen, xã Bạch Lưu cho biết, rắn được nuôi theo 2 hình thức, đó là nuôi theo đàn và nuôi đơn lẻ (rắn con được nuôi theo đàn, rắn trưởng thành nuôi đơn lẻ để dễ dàng kiểm soát). |
Hiện tại gia đình ông Năm đang nuôi hơn 1000 con rắn các loại bao gồm rắn hổ mang bành và hổ châu. Cũng theo ông, năm vừa qua gia đình ông thu nhập 527 triệu từ bán rắn thương phẩm, mang lại nguồn thu nhập gấp 5 lần từ so với làm nông nghiệp truyền thống. |
Đây là hình những con rắn hổ mang bành 3 tháng tuổi, trước kia rắn được đi bắt từ hoang dã về để nuôi, nhưng nay nhiều hộ đã thực hiện phương pháp ấp cho trứng rắn nở rất đơn giản, rắn sau khi đẻ xong, trứng sẽ được cho vào cát khoảng từ 55- 60 ngày sau rắn con sẽ nở ra. |
Được biết, một năm rắn chỉ sinh sản một lần, mỗi lần sinh sản từ 25-30 quả trứng. |
Những con rắn hổ châu sau khoảng 2 năm sẽ có trọng lượng từ 1,5kg - 2kg, đủ tiêu chuẩn cung cấp gia thị trường với giá từ 500.000 - 700.000 đồng/1kg. |
Mặc dù biết rắn là loài có nọc rất độc, nếu bị rắn cắn mà không kịp thời chữa trị thì sẽ dẫn đến tử vong nhưng với những người dân ở đây, rắn vẫn rất thân thiện, ông Năm không ngần ngại bắt một con rắn vắt lên cổ. |
Cũng theo kinh nghiệm của những người nuôi rắn, loài bò sát này thường ít khi mắc bệnh. Nhưng nếu khâu vệ sinh ăn uống không hợp lý, mất vệ sinh, rắn rất dễ bị mắc bệnh như tiêu chảy, bệnh phổi... vì thế phải cần phải luôn có thuốc dự phòng để khi rắn bệnh, có thời điểm rắn bị bệnh, nhiều gia đình bỏ cả ăn để chăm sóc đàn rắn. |
Thức ăn của rắn là cóc và gà con loại, mỗi tuần chúng chỉ ăn 2 - 3 bữa, rắn ăn nhiều dần phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, trọng lượng của cơ thể. |
Một con rắn hổ châu nặng khoảng 3kg. |
Hiện tại, rắn thương phẩm chủ yếu xuất sang thị trường tiêu thụ Trung Quốc nên giá cả bấp bênh không ổn định.Tuy vậy đây vẫn là một mô hình điển hình có hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
|