Vì sao các cửa hàng bán bánh trung thu phải mở cửa sớm trước Tết Trung thu nhiều tháng?

Ra bán sớm sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu mình sớm hơn. Việc bán sớm cũng giúp hãng giữ giá niêm yết từ trước, không bị thị trường phá giá như những ngày cận Trung thu.

 Năm nào cũng khoảng 2 tháng trước Tết Trung thu, các hãng bánh như Đồng Khánh, Kinh Đô đã mở quầy bán xôm tụ tại nhiều tuyến đường trung tâm TP HCM.

Ra sớm người tiêu dùng sẽ nhận diện được thương hiệu, không bị thị trường phá giá

Trên đường Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), Cách Mạng Tháng Tám (Quận 10, Tân Bình), Nguyễn Tri Phương (Quận 5), Đỗ Xuân Hợp (Quận 9)... đã xuất hiện nhiều quầy bán bánh Trung thu của hãng Đồng Khánh và Kinh Đô. Nhân viên bán hàng tại quầy bánh Đồng Khánh trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết đã dọn quầy được 1 tuần.

Theo nhân viên, trong thời điểm này chủ yếu là chào bánh với khách sỉ, khách lẻ phải đợi thêm hơn 2 tuần nữa mới sôi động. Đây là cửa hàng chuẩn của toàn hệ thống Đồng Khánh, từ đây đến Trung Thu, hệ thống này sẽ mở thêm nhiều cửa hàng khắp TP HCM.

Quầy bán

Quầy bán đã được các hãng chuẩn bị từ vài ngày trước. (Ảnh: Tất Đạt).

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực, Thực phẩm Đồng Khánh, mẫu mã và hương vị bánh mùa Trung thu 2019 này đa dạng hơn so với năm ngoái, để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Về việc bán sớm, bà Thủy chia sẻ: "Ra bán sớm sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu mình sớm hơn. Năm nào, Đồng Khánh cũng cố gắng đưa bánh ra thị trường càng sớm càng tốt, để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn". 

Ngoài ra, theo bà Thủy, thói quen người dùng cũng chuộng mua bánh sớm để biếu nhau. Việc bán sớm cũng giúp Đồng Khánh giữ giá niêm yết từ trước, không bị thị trường phá giá như những ngày cận Trung thu. Bà Thu Thủy dự báo sức mua năm nay sẽ mạnh hơn năm ngoái, nhưng vẫn không nằm ngoài khả năng biến động thị trường như các năm gần đây.

Mẫu mã, hương vị đa dạng đến đâu cũng không thể xa vị Trung thu truyền thống

Giá bán bánh năm nay cũng cao hơn so với năm trước khoảng vài nghìn cho đến vài chục nghìn đồng, tùy loại, do giá nguyên liệu tăng. Tại Đồng Khánh, giá thấp nhất là bánh thiếu nhi đậu xanh, không trứng: 36.000 đồng/cái. Bánh thường một trứng giá dao động từ 52.000 - 78.000 đồng/cái. Loại đặc biệt của hãng này năm nay có giá 1.300.000 đồng/hộp gồm 4 bánh 210 gram kèm một chai rượu vang Pháp và loại giá cao nhất đến 2.050.000 đồng/hộp gồm 6 bánh 250 gram kèm một hộp trà.

Nhân viên bày bánh

Năm nay, bánh trung thu có khá nhiều loại với nhân đa dạng khiến nhân viên bán hàng phải mất gần cả ngày mới bày xong sản phẩm. (Ảnh: Tất Đạt)

Bánh trung thu của hãng Kinh Đô năm nay cũng có giá tăng nhẹ hơn mùa Trung thu 2018, quanh mức vài nghìn đồng/bánh với các loại phổ thông. Theo đó, bánh nhỏ 120 gram và 150 gram có giá 40.000 - 70.000 đồng/cái, loại lớn 210 gram - 800 gram giá 65.000 - 480.000 đồng/cái.

Đặc biệt, với dòng biếu tặng, Kinh Đô có loại hộp cao 6 bánh giá lên đến 4 triệu đồng/hộp kèm hộp trà.

Theo nhân viên tại quầy Đồng Khánh, "hương vị" phổ biến của bánh trung thu vẫn không thể có gì thay thế được các loại nhân gà quay, thập cẩm gà quay jambon, thập cẩm lạp xưởng, các loại hạt sen, đậu xanh... và các vị chay… Dù thị trường có đa dạng, thay đổi thế nào thì các loại bánh này vẫn bán chạy nhất.

Các loại bánh ăn kiêng mới ra vài năm gần đây như cũng quanh quẩn với trà xanh matcha, hạt sen, đậu xanh dâu tươi…nhưng hương vị cũng không thể khác biệt với "vị" của bánh trung thu quen thuộc đã gắn với người dùng.

Bibica năm nay bên cạnh các loại bánh truyền thống không thể thiếu cũng đang tung ra dòng bánh trái cây với gần 10 loại vị khác nhau, từ dâu tây Đà Lạt, vỏ bưởi Diễn, hồng Đà Lạt,… Ngoài ra, dòng bánh mochi của hãng cũng được làm mới cho hợp thị hiếu.



chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.