Vì sao gần 20 năm Việt Nam chưa mở được đường bay thẳng đến Mỹ?

Đến năm 2012, Cục Hàng không Việt Nam bắt đầu thực hiện đánh giá năng lực giám sát an toàn hàng không, nhằm vượt qua đánh giá chung của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) và đánh giá của Cục hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA). Trong suốt 4 năm, các khiếm khuyết về giám sát an toàn trong ngành hàng không được điều chỉnh, khắc phục dưới giám sát của phía Mỹ.

Việt Nam kí hiệp định hàng không với Mỹ từ cuối năm 2003, tuy nhiên đến nay chưa có hãng hàng không trong nước nào mở đường bay thẳng đến nước này.

Trong nhiều năm, lí do chính khiến phía Mỹ chưa chấp thuận việc trên là Cục Hàng không Việt Nam chưa được Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cấp chứng chỉ giám sát an toàn hàng không.

Ngoài ra, Việt Nam có vướng mắc về quyền vận chuyển qua nước thứ ba. 

"Trong trường hợp các hãng trong nước không đủ phương tiện bay thẳng thì phải dừng kĩ thuật tại một nước ở khu vực Đông Bắc Á, và cần được nước đó chấp thuận", một chuyên gia hàng không giải thích về vướng mắc này. 

Đến năm 2012, Cục Hàng không Việt Nam bắt đầu thực hiện đánh giá năng lực giám sát an toàn hàng không, nhằm vượt qua đánh giá chung của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) và đánh giá của Cục hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA). Trong suốt 4 năm, các khiếm khuyết về giám sát an toàn trong ngành hàng không được điều chỉnh, khắc phục dưới giám sát của phía Mỹ.

Giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam cũng đưa ra nhiều yêu cầu nâng cao chất lượng để các hãng trong nước thực hiện, hướng tới nỗ lực chung về an toàn của toàn ngành.

Vì sao gần 20 năm Việt Nam chưa mở được đường bay thẳng đến Mỹ? - Ảnh 1.

Vietnam Airlines đã lên kế hoạch bay thẳng đến Mỹ vào năm 2008 song gặp rào cản về pháp lí (Việt Nam chưa được cấp CAT 1) nên kế hoạch phải gác lại.

FAA đã thực hiện nhiều đợt rà soát kĩ thuật với hàng chục tiêu chí và đã đánh giá kết quả tốt cho an toàn hàng không của Việt Nam. Tháng 2/2019, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink, trao chứng chỉ công nhận năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1) của FAA cho Cục Hàng không Việt Nam.

Theo ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Hàng không Việt Nam, việc đạt CAT 1 là điều kiện tiên quyết để các hãng trong nước có thể xúc tiến bước tiếp theo nhằm mở đường bay thẳng tới Mỹ.

 "Nếu chưa bay thẳng sang Mỹ ngay thì với chứng chỉ này, các hãng trong nước cũng có thể hợp tác liên danh với các hãng hàng không lớn của nước ngoài đang thực hiện bay thẳng đến Mỹ". ông Thắng nói.

Ngoài vấn đề pháp lí, yếu tố kinh tế cũng là lí do khiến đường bay thẳng Việt - Mỹ chưa thể thành hiện thực. Tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA) Dương Trí Thành nói, "đường bay Mỹ là cầu nối hàng không hết sức quan trọng, nhưng việc chuẩn bị thị trường lại không hề dễ dàng".

Ông Thành cho hay, trước đây hãng muốn mở đường bay thẳng Việt - Mỹ sẽ phải mất 5 năm mới hòa vốn, và khả năng lỗ khoảng 30 triệu USD mỗi năm. Hiện nay nếu VNA muốn bay thẳng đến Mỹ thì phải tìm cách giảm lỗ xuống dưới mức vừa nêu.

Cũng theo ông Thành, do Việt - Mỹ là đường bay cạnh tranh gay gắt, giá vé thấp, chi phí khai thác cao nên VNA  đang tìm cách hợp tác với các hãng hàng không khác để phối hợp nguồn khách, nguồn hàng...

Cùng với đó, để bay vào Mỹ, mỗi hãng hàng không phải hoàn tất các thủ tục pháp lí vô cùng phức tạp, và VNA cần khoảng 2 năm nữa để chuẩn bị.

"Các dòng máy bay hiện tại vẫn chưa thể bay đủ tải tới Mỹ, nên phải quá cảnh tại nước thứ 3. Tới đây khi kĩ thuật máy bay phát triển hơn nữa thì chúng tôi mới có thể tính tới khả năng bay tầm xa và bay thẳng tới Mỹ", ông Thành nói.

Một số chuyên gia thông tin thêm, để bay thẳng đến Mỹ thì dòng máy bay hiện có của các hãng trong nước như B787, A350 phải giảm tải (giảm khối lượng hàng hóa, bớt số lượng khách so với thiết kế), như vậy doanh thu bán chỗ giảm. Hoặc hãng phải mua thêm các dòng máy bay hiện đại hơn, đủ khả năng bay 13-15 giờ liên tục.

Đề cập việc hãng United Airlines đã bay đến TP HCM từ 2007, sau 5 năm phải chấm dứt đường bay; hãng Delta Airlines cũng đã bay tới TP HCM và phải đóng đường bay sau đó, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân quan trọng nằm ở giá vé. 

Hiện nhiều hãng hàng không khu vực khai thác đường bay đến Mỹ đưa ra giá vé từ 600 đến 800 USD/khứ hồi, với một điểm dừng tại nước thứ ba. Trong khi đó giá vé bay thẳng ở mức 1.200 đến 1300 USD/khứ hồi thì rất khó cạnh tranh.

Vấn đề an toàn kĩ thuật cũng là rào cản của đường bay thẳng Việt - Mỹ. 

Theo ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng tiêu chuẩn an toàn bay (Cục Hàng không Việt Nam), đường chim bay Hà Nội đến Los Angeles chỉ khoảng 12.000 km, song không thể bay thẳng như vậy qua biển, vì phải tính đến phương án một động cơ máy bay có thể chết. Trường hợp bay gần bờ thì máy bay không thể đạt 15 giờ mà phải bay 17-18 giờ.

"Nếu mất một động cơ, các hãng phải tính toán máy bay duy trì được hành trình 5 giờ để chạy đến sân bay dự phòng, trong ngành hàng không, điều này đòi hỏi kĩ thuật, giám sát của hãng phải rất tốt", ông Tấn nói.

Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bamboo Airways đã bày tỏ tham vọng mở đường bay đi Mỹ, bất chấp những lo ngại rằng hãng sẽ lỗ khi chưa có gì đảm bảo chắc chắn về lưu lượng khách. Đại diện hãng này cũng khẳng định sẽ xin chứng nhận khai thác an toàn để có thể bay thẳng đến Mỹ, với thời gian tối ưu nhất là 15 giờ.

"Như vậy sau 17 năm kí hiệp định hàng không với Mỹ mới có một hãng hàng không Việt Nam tuyên bố cụ thể về kế hoạch mở đường bay thẳng đến nước này, và không sợ bị lỗ", ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận xét.

Theo ông Bình, "từ năm 2002, những người làm du lịch đã bàn với nhau và mơ ước về đường bay thẳng Việt - Mỹ". Đến nay, giữa Việt Nam và Mỹ  không còn vướng mắc gì về pháp lí trong việc mở đường bay thẳng. Trong quan hệ với nước thứ ba, Việt Nam cũng đã có thể trao đổi thương quyền năm với một số nước Đông Bắc Á, Trung Quốc để vận chuyển khách đến Mỹ và ngược lại.

"Đây là thời điểm thuận lợi nhất hiện thực hóa mơ ước gần 20 năm trước", ông Bình nói.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.