VietinBank bị bỏ lại trong cuộc đua giữa các ngân hàng quốc doanh

Trong khi Vietcombank và BIDV đều công bố tăng trưởng lợi nhuận đáng kể, Vietinbank lại khá lặng lẽ và giữ bí mật tới phút cuối.

Năm 2018 ngành ngân hàng tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực với việc nhiều ngân hàng báo cáo lợi nhuận nghìn tỉ. Dù tăng trưởng tín dụng toàn ngành đã giảm tốc so với những năm trước, những ngân hàng có nội lực tốt vẫn cho thấy tốc độ tăng trưởng đáng kể.

Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước – những tổ chức tín dụng có quy mô lớn nhất ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy bức tranh tương đối khác biệt.

Vietcombank, một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục. Năm 2018, ngân hàng huy động vốn bám sát định hướng chỉ đạo “mua buôn”, tăng cường huy động vốn không kỳ hạn và ngoại tệ với tổng huy động vốn đạt 910.926 tỷ đồng.

Cụ thể, huy động vốn thị trường 1 đạt 823.830 tỉ đồng, tăng 13,7% so với năm 2017, huy động vốn bán buôn tăng tỉ trọng từ 37,6% trong năm 2017 lên mứ 46,6% trong năm 2018.

Dư nợ tín dụng Vietcombank đạt 635.452 tỉ đồng, tăng 14,9% so với năm 2017, trong đó, tỉ trọng tín dụng bán lẻ tiếp tục mở rộng, tăng từ 36,9% năm 2017 lên 46,2% cuối năm 2017.

vietinbank bi bo lai trong cuoc dua giua cac ngan hang quoc doanh
Trong khi các ngân hàng lớn đều công bố tăng trưởng lợi nhuận đáng kể thì Vietinbank vẫn bí mật với các kế hoạch của mình.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 18.016 tỉ đồng, tăng 63,5% so với năm 2017, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua. Lợi nhuận hợp nhất đạt 18.346 tỉ đồng, tăng 62%.

Cùng với mức lợi nhuận trên, điểm nhấn của Vietcombank trong năm qua là lệ nợ xấu đạt 0,97% với mức dư nợ xấu nội bảng ở mức 6.181 tỉ đồng, quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.490 tỉ đồng, thu hồi nợ ngoại bảng đạt 3.271 tỉ đồng.

Đây cũng là ngân hàng đầu tiên được áp dụng chuẩn Basel II. Bước sang đầu năm 2019, ngân hàng tiếp tục đón tin vui khi tiến hành gọi vốn thành công từ việc bán cổ phần cho đối tác ngoại trong thương vụ trị giá 265 triệu USD.

Dù không “hoành tráng” như Vietcombank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng kết thúc năm 2018 theo hướng khác tích cực.

BIDV cho biết, năm 2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 1.283.000 tỉ đồng, tăng 9,1% so năm 2017; tổng nguồn vốn huy động đạt trên 1.036.000 tỉ đồng, tăng trưởng 11%; tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 1.214.000 tỉ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 13,3%; chênh lệch thu chi tăng trưởng 13%.

Dù không đề cập con số lợi nhuận tuyệt đối năm 2018, nhưng ngân hàng cho biết đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh do Đại hội cổ đông đề ra hồi đầu năm. Như vậy lợi nhuận trước thuế năm 2018 của BIDV đã đạt tối thiểu 9.300 tỉ đồng như kế hoạch.

Quan trọng hơn, thời điểm cuối năm, BIDV đã được NHNN chấp thuận phương án bán cổ phần cho đối tác ngoại. Dự kiến, thương vụ bán 15% cổ phần cho ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana sẽ sớm được hoàn thành đầu năm 2019 này. Giá trị thương vụ vào khoảng 700 - 800 triệu USD sẽ bổ sung lượng vốn đáng kể để BIDV đáp ứng tiêu chuẩn vốn Basel II. Qua đó, giúp ngân hàng tiếp tục đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Với nguồn lực dồi dào, hồi đầu năm nay, cả Vietcombank và BIDV đều quyết định cắt giảm lãi suất cho vay trên diện rộng cho nhóm doanh nghiệp ưu tiên.

vietinbank bi bo lai trong cuoc dua giua cac ngan hang quoc doanh
(*) Lợi nhuận trước thuế năm 2018 của BIDV và Vietinbank là con số kế hoạch

Ngược lại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) lại có một năm 2018 không thực sự thuận lợi. Thời điểm quí cuối năm nay, trong khi nhiều ngân hàng xin NHNN được nới hạn mức tín dụng thì VietinBank lại buộc phải giảm qui mô cho vay để đảm bảo an toàn vốn.

Tin từ buổi Tổng kết hoạt động năm 2018 của Vietinbank cho biết, dư nợ tín dụng trong quý IV của ngân hàng đã giảm 26.000 tỉ đồng, kéo tăng trưởng tín dụng đến cuối năm chỉ còn 6,1%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng chung toàn ngành.

VietinBank chưa công bố lợi nhuận cả năm của ngân hàng nhưng cho biết tổng tài sản ngân hàng tăng trưởng bình quân tăng 6,3% so với năm 2017. Trước đó, tại phiên họp bất thường đầu tháng 12, VietinBank đã được thông qua kế hoạch năm 2018, với nhiều chỉ tiêu giảm so với kế hoạch trước đó.

Cụ thể, lợi nhuận hợp nhất trước thuế theo kế hoạch đạt 6.700 tỉ đồng, giảm 27% so với kết quả năm 2017. Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn dự kiến 6-10%, thấp hơn số liệu đã công bố tại phiên họp thường niên hồi đầu năm.

Việc buộc phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất phát từ việc VietinBank đang gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn chủ sở hữu. Trái với Vietcombank đủ sức đáp ứng Basel II dù không cần nguồn vốn mới, VietinBank cần thêm những nguồn lực từ bên ngoài nâng cao hệ số an toàn vốn.

Sau nhiều năm liền không cải thiện được vốn điều lệ, nguồn lực hoạt động của VietinBank được đánh giá "đã tới hạn". Tuy nhiên đối với VietinBank việc tăng vốn khó khăn hơn do tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này đã được lấp đầy trong khi sở hữu nhà nước tại ngân hàng này đã giảm xuống dưới 65%. Do đó, ngân hàng khó có thể phát hành riêng lẻ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn.

Tag:
chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.