VietinBank sẽ phân phối bảo hiểm độc quyền với Manulife

Manulife Việt Nam sẽ phân phối độc quyền các giải pháp bảo hiểm nhân thọ qua hơn 150 chi nhánh và 1.000 phòng giao dịch trên toàn quốc của VietinBank.
VietinBank ký kết thỏa thuận phân phối bảo hiểm độc quyền với Manulife  - Ảnh 1.

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm giữa VietinBank và Manulife Việt Nam. (Ảnh: VietinBank).

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) thông báo đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền 16 năm phân phối bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Bancassurance) với Công ty TNHH Manulife Việt Nam (Manulife Việt Nam).

Theo đó, Manulife Việt Nam sẽ phân phối độc quyền các giải pháp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng VietinBank tại Việt Nam ngay khi nhận được sự chấp thuận theo luật định.

Là một phần gắn liền với giao dịch, Tập đoàn Tài chính Manulife Châu Á cũng sẽ mua lại Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Aviva Việt Nam (Aviva Việt Nam).

Manulife đánh giá mối quan hệ hợp tác này sẽ góp phần cải thiện chỉ số thu nhập cốt lõi trên cổ phiếu vào năm 2022 và tác động đến tỷ lệ LICAT (Tỷ lệ kiểm tra an toàn vốn bảo hiểm nhân thọ) dự kiến sẽ thấp hơn 1%.

Về phía VietinBank, trong nửa đầu năm 2020, ngân hàng đứng đầu về doanh số phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng trong số các ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam. 

Trước VietinBank, Manulife cũng từng ký thỏa thuận hợp tác bancassurance độc quyền với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank).

Manulife Việt Nam là công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999. Đến nay Manulife Việt Nam có hơn 1.000 nhân viên và trên 50.000 đội ngũ tư vấn viên với hơn 1 triệu khách hàng.

Giá trị thương vụ không được tiết lộ nhưng theo nguồn tin của Bloomberg, hợp đồng này có thể lên tới vài trăm triệu USD.

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.