Vụ bé trai 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm: Giám đốc bệnh viện giải thích lý do không cho chuyển viện khi bệnh nhi có biểu hiện xấu

Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho biết, sau khi có kết luận vụ việc bé trai 2 tháng tuổi tử vong, nếu sai bệnh viện sẽ nhận trách nhiệm, nếu không sai bệnh viện vẫn có trách nhiệm thăm hỏi, động viên gia đình.

Như chúng tôi đã đưa tin, bé trai Nguyễn Minh Đ. (2 tháng tuổi, ở xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) tử vong sau khi được nhân viên y tế tiêm mũi thuốc cuối cùng trước khi ra viện tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh.

vu be trai 2 thang tuoi tu vong sau khi tiem giam doc benh vien giai thich ly do khong cho chuyen vien khi benh nhi co bieu xau
Ông Lê Văn Nam chủ trì buổi họp báo thông tin về vụ việc bé trai 2 tháng tuổi tử vong (Ảnh Công Phương).

Sáng 17/11, phía bệnh viện đã có cuộc họp thông tin cụ thể. Tại cuộc họp, ông Lê Văn Nam, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và đông đủ người nhà cháu bé, lãnh đạo Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh, phía Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, cơ quan công an cùng rất nhiều cơ quan báo chí.

Chia sẻ tại cuộc họp, ông Lê Văn Nam, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại về chuyên môn bệnh viên nghi ngờ do sốc phản vệ, còn về kết luận cuối cùng về nguyên nhân thì vẫn phải đợi cơ quan giám định pháp y.

Ông Nam cho biết thêm, ngày 16/11 cháu Lê Minh Đ. được tiêm kháng sinh bằng máy tiêm của bệnh viện, còn nhân viên y tế chỉ là người dẫn đến phòng tiêm, pha thuốc kháng sinh theo cân nặng rồi đưa vào máy tiêm chứ nhân viên y tế không trực tiếp tiêm cho cháu Đ..

“Bệnh viện chúng tôi có khoảng 70 máy đang hoạt động, máy tiêm được nhập từ Nhật Bản. Việc sử dụng máy tiêm là để tránh những sai sót chủ quan do con người gây nên”, ông Nam nói.

vu be trai 2 thang tuoi tu vong sau khi tiem giam doc benh vien giai thich ly do khong cho chuyen vien khi benh nhi co bieu xau
Ông Lê Xuân Chìu (ông nội cháu Đ.) cho biết, ông mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc để tìm ra nguyên nhân lý do cháu ông tử vong (Ảnh Công Phương).

Ông Nam chia sẻ, trong quá trình cháu Đ. bị tím tái phải cấp cứu, gia đình có xin cho cháu chuyển tuyến, nhưng qua thăm khám thấy tình trạng cháu Đ. rất nặng, nếu chuyển viện lúc đi đường, nhiều vấn đề rủi do rất lớn, nên bệnh viện đã mời bác sĩ BV Nhi Trung ương lên cùng cấp cứu.

Trả lời câu hỏi của gia đình, vì sao cháu tiêm cùng một loại thuốc đến 8 ngày mới xảy ra sốc phản vệ? Ông Nam giải thích: “Trong y văn thế giới, thường sốc phản vệ xảy ra trong 1 đến 2 mũi tiêm đầu. Nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy, sốc phản vệ có sự tích lũy và trường hợp cháu Đ. là điển hình khi đến mũi thứ 8 mới bị sốc phản vệ.

Hơn nữa, việc sốc phản vệ đối với những cháu nhỏ dưới 1 tuổi, mà lại sốc do thuốc kháng sinh thì nguy cơ sống rất ít. Vì sốc phản vệ do kháng sinh còn nặng hơn cả sốc phản vệ khi tiêm vắc xin”.

Ông Nam chia sẻ, ngay trong ngày hôm nay (17/11) bệnh viện sẽ xin ý kiến Sở Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn để sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình, cũng như xem xét trách nhiệm các cá nhân, các kíp, nhóm trực liên quan.

“Sau khi có kết luận, nếu sai chúng tôi sẽ nhận trách nhiệm. Nếu không sai bệnh viện vẫn có trách nhiệm thăm hỏi, động viên gia đình trước sự mất mát này”, ông Nam nói.

Liên quan đến vấn đề này, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh khẩn trương kiểm tra sự việc được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh và nghiêm túc xử lý các sai phạm (nếu có) đối với các cán bộ liên quan theo đúng quy định hiện hành.

Theo ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, đơn vị đã yêu cầu Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cùng các đơn vị liên quan gặp gỡ, chia sẻ, động viên và cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và cơ quan truyền thông.

Đồng thời, phía Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh khẩn trương họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quy trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí trẻ sơ sinh tử vong.

Sau khi có kết quả họp hội đồng chuyên môn, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh gặp gỡ, giải thích và thông báo kết quả tới gia đình và cơ quan truyền thông đại chúng và gửi báo cáo nhanh về quá trình theo dõi, diến biến và quy trình chăm sóc của bệnh viện gửi về Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em trước ngày 20/11/2017.

Trước đó, khoảng 10h45 phút ngày 16/10 cháu Lê Minh Đ. được bác sĩ yêu cầu đưa đi tiêm mũi kháng sinh (mũi thứ 8 liên tục), loại thuốc được tiêm là Percef (Ceftriaxon).

Sau khi tiêm được khoảng 10 phút thì bệnh nhi có biểu hiện nghi sốc phản vệ, sau khi có biểu hiện tím tái cháu Đ. được các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Sau 5 tiếng tích cực cứu chữa, nhưng cháu Đ. đã không qua khỏi.

Hiện sự việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

vu be trai 2 thang tuoi tu vong sau khi tiem giam doc benh vien giai thich ly do khong cho chuyen vien khi benh nhi co bieu xau Vụ bé trai 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm: ‘Mũi kim cuối cùng đã dập tắt cuộc đời cháu tôi’

Ông nội của bé trai 2 tháng tuổi chia sẻ, gia đình đang rất bức xúc trước việc cháu ông tiêm mũi cuối cùng để ...

vu be trai 2 thang tuoi tu vong sau khi tiem giam doc benh vien giai thich ly do khong cho chuyen vien khi benh nhi co bieu xau Vụ bé trai 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm: Rất đông công an tới bệnh viện

Người nhà bệnh nhi vẫn đang tập trung tại bệnh viện với mong muốn cơ quan chức năng công tâm tìm ra nguyên nhân bé ...

vu be trai 2 thang tuoi tu vong sau khi tiem giam doc benh vien giai thich ly do khong cho chuyen vien khi benh nhi co bieu xau Bắc Ninh: Bé trai 2 tháng tuổi tử vong bất thường sau mũi tiêm cuối cùng ra viện

Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh xác nhận có sự việc bé trai 2 tháng tuổi bị sốc phản vệ tử vong tại ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.