Vụ bến thủy Hồ Tây: Cưỡng chế di dời sau 10/3

Sau 10/3, quận Tây Hồ sẽ cưỡng chế tháo dỡ, di dời phương tiện thủy nội địa, sàn nổi... ở bến thủy.
vu ben thuy ho tay cuong che di doi sau 103
Sau 10/3, quận Tây Hồ sẽ cưỡng chế tháo dỡ, di dời phương tiện thủy nội địa, sàn nổi... ở bến thủy. Ảnh: Đoàn Lê

Mới đây, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND về việc tháo dỡ, di dời các phương tiện thủy nội địa, cầu dẫn, sàn nổi vi phạm tại khu vực bến thủy trên hồ Tây.

Cụ thể, UBND quận Tây Hồ sẽ tổ chức tháo dỡ các bến nổi, nhà chờ, cầu dẫn... xây dựng trái phép tại khu vực từ số 2 đến số 10 đường Nguyễn Đình Thi (phường Thụy Khuê) trong tháng 2/2017.

Về các phương tiện thủy nội địa, các phương tiện nổi tạm thời sẽ phải di dời về khu vực đầm Bảy (phường Nhật Tân) trước ngày 10/3. Sau 10/3, các phương tiện chưa di dời sẽ bị quận cưỡng chế theo quy định pháp luật.

Hiện, quận Tây Hồ đang yêu cầu các phường Thụy Khuê, Nhật Tân, Quảng An, Yên Phụ, Xuân La phối hợp với Ban quản lý hồ Tây giám sát, tránh việc các đơn vị vi phạm tiếp tục kinh doanh.

Trước đó, trao đổi với PV, bà Võ Bích Thủy, Chánh Văn phòng UBND Quận Tây Hồ theo chỉ đạo mới nhất của TP thì việc tháo dỡ, di dời có hạn hoàn thành trong quý I/2017 và quận đang thực hiện.

Theo thống kê của UBND Tây Hồ (Hà Nội), hiện có 13 đơn vị đang kinh doanh, hoạt động tại hồ Tây. Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây bao gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng, gồm: 8 tàu du lịch, 1 tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm)

Đáng chú ý là đa số tàu thuyền khu vực này đã tự ý hoán cải, mở rộng kích thước để phục vụ kinh doanh. Các bến thủy nội địa này đều chưa được cấp phép hoạt động từ năm 2010, do quận Tây Hồ chưa cấp giấy phép hoạt động du lịch, dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao trên hồ.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.