Vụ Trưởng Công an xã sử dụng bằng giả ở Bình Định: Có dấu hiệu hình sự?

Từ những phân tích, nhận định của mình, luật sư Nguyễn Đức Chánh cho rằng cần phải xử lý nghiêm đối với hành vi sử dụng bằng đại học giả của Trưởng Công an xã ở tỉnh Bình Định.
vu truong cong an xa su dung bang gia o binh dinh co dau hieu hinh su Trưởng công an xã sử dụng bằng giả, huyện loay hoay chưa xử lí
vu truong cong an xa su dung bang gia o binh dinh co dau hieu hinh su Xử lần 3 vụ công an xã đánh chết nam sinh lớp 9
vu truong cong an xa su dung bang gia o binh dinh co dau hieu hinh su
Luật sư Nguyễn Đức Chánh.

Liên quan đến vụ việc ông Đoàn Văn Hoài, Trưởng Công an xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (Bình Định) sử dụng bằng Đại học giả để bổ sung hồ sơ công chức, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh về tính pháp lý của vụ việc này.

Đánh giá về việc một Trưởng Công an xã nhưng lại nhờ, thuê người đi học hộ ồi sử dụng bằng giả để bổ sung hồ sơ, luật sư Chánh cho rằng, hiện nay bằng cấp là điều kiện hầu như không thể thiếu cho mọi vị trí làm việc, nhất là trong cơ quan nhà nước.

Không ít người bỏ tiền ra để nhờ người học hộ, thi hộ và thậm chí là mua bằng giả để có thể “thăng quan, tiến chức” với chức vụ hoặc vị trí công việc mà mình mong muốn. Trong đó có vụ việc của ông Đoàn Văn Hoài, Trưởng Công an xã Mỹ Chánh Tây (Phù Mỹ, Bình Định).

Theo Luật Cán bộ công chức thì Trưởng Công an xã thuộc các chức danh công chức cấp xã. Nên hành vi thuê người đi học hộ, thi hộ rồi sử dụng bằng giả để bổ sung hồ sơ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức của công chức nhà nước.

Vị luật sư cho rằng, ông Đoàn Văn Hoài đã có hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điều 88 Luật Giáo dục đã quy định một trong những điều cấm mà người học không được làm là “gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh”.

Tại Điều 13 trong Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực giáo dục cũng đã quy định làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài là hành vi vi phạm pháp luật.

Với những người có hành vi học hộ, thi hộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục cũng đã quy định phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài.

Phạt từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác theo điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 138/2013/NĐ-CP. Còn với người thuê học hộ, thi hộ thì hiện chưa có chế tài cụ thể với hành vi này.

Còn nếu ông Hoài biết bằng mà mình có được là do làm giả mà có và sử dụng bằng giả này để "bổ túc" hồ sơ nhằm lừa dối với cơ quan của mình hoặc cấp trên, thì hành vi này có dấu hiệu tội giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 BLHS 1999.

Về vấn đề ông Đoàn Văn Hoài khẳng định rằng bản thân ông bị lừa vì đã tin tưởng người giới thiệu cho người đi học nhờ, luật sư Chánh nói rằng dưới góc độ pháp lý thì hành vi này có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS hiện hành (nếu có hành vi gian dối trước khi chiếm đoạt tài sản) hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS hiện hành. Với số tiền 8 triệu đồng đã có cơ sở để điều tra, làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật.

vu truong cong an xa su dung bang gia o binh dinh co dau hieu hinh su
Bằng đại học giả của vị Trưởng Công an xã đã được sao y bản chính. Ảnh: Văn Lưu

Ngoài ra, đối với những người có hành vi giúp ông Hoài có bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu cùa cơ quan, tổ chức theo Điều 267 BLHS 1999.

Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nặng hơn có thể bị phạt tù đến bảy năm.

Về xử phạt hành chính thì theo khoản 3, khoản 5 điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo thì hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cũng theo vị luật sư, đối với những cán bộ không học, không thi nhưng vẫn có bằng như ông Đoàn Văn Hoài thì các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng vào cuộc để xem xét, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật này.

Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan điều tra làm rõ và khởi tố vụ án nếu có căn cứ.

Về xử lý vụ việc, luật sư cho rằng trách nhiệm và thẩm quyền xử lý thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Vì trưởng công an xã là công chức cấp xã và theo Điều 23 Pháp lệnh Công an xã năm 2008 về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp.

Sau khi kiểm tra, thanh tra nếu có dấu hiệu tội phạm thì thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.

chọn
BCG Land muốn tăng vốn lên 16.000 tỷ, sắp bán nốt 20% giỏ hàng tại Malibu Hội An
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo BCG Land đã chia sẻ về mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ vào năm 2028. Đối với Malibu Hội An, 20% giỏ hàng còn lại sẽ được triển khai kinh doanh trong quý II và ghi nhận kết quả đầu quý III năm nay.