Vừa chuyển giao hệ thống bán lẻ Vinmart, Vinmart+, tỉ phú Phạm Nhật Vượng lại tiếp tục muốn tái cơ cấu các công ty con

Sau khi chuyển giao hệ thống bán lẻ Vinmart, Vinmart+ cho công ty con VCM vừa thành lập và nhận 500 triệu USD từ Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore, Vingroup lại chuẩn bị lấy ý kiến cổ đông về việc tái cơ cấu công ty con.

HĐQT Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (mã chứng khoán: VIC) của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa ban hành Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Nội dung lấy ý kiến là tái cơ cấu công ty con và thông qua một số vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

vinapbr-1568292016353879109321

S&P thay đổi triển vọng của Vingroup từ mức "ổn định" thành "tiêu cực". (Ảnh: Vingroup).

Theo đó, ngày đăng kí cuối cùng thực hiện quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản là 3/10/2019. Thời gian thực hiện lấy ý dự kiến từ ngày 8/10-30/11/2019.

Nghị quyết cũng cho biết thêm nội dung lấy ý kiến cụ thể sẽ do Chủ tịch HĐQT quyết định tại thời điểm chính thức thực hiện.

Cũng trong hôm nay, Vingroup đã công bố thông tin tập đoàn bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast, liên quan trái phiếu với tổng mệnh giá tối đa 5.000 tỉ đồng mà VinFast dự kiến phát hành trong năm nay.

Vừa chuyển giao Vinmart, Vinmart+ và nhận 500 triệu USD từ Singapore

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng gần đây liên tục thông qua quyết định nhằm tái cơ cấu các công ty con. 

6-1479-15595413786831670231634-1566293641603810581350

Vingroup vừa chuyển giao Vincommerce về công ty con VCM vừa thành lập. (Ảnh: Phúc Minh).

Giữa tháng 8, Vingroup đã có quyết định quan trọng liên quan mảng bán lẻ tại Công ty CP Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce.

Theo đó, Vingroup không sở hữu trực tiếp cổ phần tại Vincommerce, mà sở hữu thông qua công ty con, là Công ty CP Phát triển thương mại và dịch vụ VCM.

VCM là công ty con vừa được Vingroup thành lập ngày 6/8/2019. Tỉ lệ góp vốn của Vingroup tại công ty này là 64,3%. Mới đây, VCM đã tăng vốn điều lệ lên 6.437 tỉ đồng.

Với quyết định này, mảng bán lẻ thuộc Vincommerce - đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+, đã được chuyển giao toàn bộ về VCM vừa thành lập của Vingroup.

Ngay sau đó, Quỹ đầu tư chính phủ Singapore GIC Private Limited đã đầu tư 500 triệu USD vào Tập đoàn Vingroup để mua cổ phần của VCM, dù sau giao dịch, Vingroup tiếp tục là cổ đông kiểm soát của VCM.

anh-chup-man-hinh-2019-09-02-luc-111737-15673978895751730554972

Số lượng điểm kinh doanh Vinmart và Vinmart+ hiện vượt con số 2.000 điểm kinh doanh. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Trước khi thành lập VCM, Vingroup cũng công bố thông tin về việc tái cấu trúc nội bộ tại Vincommerce.

Một phần tài sản của Vincommerce được tách ra để thành lập 2 công ty mới, là Công ty CP Đầu tư kinh doanh và thương mại P&S có vốn điều lệ 50 tỉ đồng, và Công ty CP Phát triển thương mại dịch vụ Adayroi với vốn điều lệ 1 tỉ đồng.

Sau khi tách, tỉ lệ góp vốn của Vingroup tại Vincommerce, P&S, Adayroi là 64,3%.

Standard & Poor's hạ tín nhiệm Vingroup từ "ổn định" xuống "tiêu cực"

Ngày 12/9, hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) - một trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín hiện nay, đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm mức B+ cho Vingroup. 

Song S&P đã thay đổi triển vọng của Vingroup từ mức "ổn định" thành "tiêu cực".

Lí do được S&P đưa ra là Vingroup tiếp tục tăng sử dụng nợ vay để đầu tư mạnh trong ngành công nghiệp ô tô. Trong khi đó, lĩnh vực này dự kiến phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu, khiến các chỉ tiêu tài chính có thể kém khả quan hơn.

Đại diện Vingroup cho biết quyết định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp, mà trong đó, VinFast là dự án được đầu tư lớn nhất hiện nay, nên tập đoàn đã dự tính trước sẽ có kết quả này.

"Vì các lĩnh vực tập đoàn mới tham gia là công nghiệp và công nghệ, đặc biệt là dự án sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và chịu lỗ, chưa thể sinh lời ngay", đại diện Vingroup khẳng định.

Tuy nhiên, vị này cũng cho biết thêm tập đoàn đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh, vận hành cũng như các kế hoạch tài chính và quản trị rủi ro chặt chẽ, để vượt qua giai đoạn khó khăn.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.