'Vua FDI' Singapore tại Việt Nam: Rót hơn 56 tỉ USD vào 2.500 dự án, có mặt tại 48/63 tỉnh thành

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Singapore đứng đầu vốn FDI đổ về Việt Nam với qui mô đầu tư 6,77 tỉ USD, chiếm 32% tổng vốn.

"Quán quân" FDI mới

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH - ĐT), 9 tháng đầu năm năm 2020, trong 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn 6,77 tỉ USD, chiếm 32% tổng số vốn (21,2 tỉ USD). Nhưng nếu xét theo số lượng dự án mới, Singapore đứng thứ tư với 173 dự án.

Như vậy, tính đến hết tháng 9/2020, Singapore đã đầu tư 56,47 tỉ USD với trên 2.587 dự án tại 48/63 tỉnh thành trên cả nước.

Đồng thời, "đảo quốc sư tử" luôn là nước thuộc khu vực ASEAN đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2019, Singapore đã đầu tư 49,7 tỉ USD với trên 2.414 dự án tại 48/63 tỉnh thành.

'Vua FDI' Singapore tại Việt Nam: Rót hơn 56 tỉ USD vào 2.587 dự án, có mặt tại 48/63 tỉnh thành  - Ảnh 1.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Trước đó, 4 năm liên tiếp từ 2016 đến 2019, Singapore luôn đứng ở vị trí thứ ba trong cuộc đua đầu tư FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, sang đến năm 2020, nhận thấy được những tiềm năng về thị trường, Singapore bứt tốc trở thành "quán quân" đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn tăng thêm 2,27 tỉ USD so với năm ngoái. 

Cùng với những lĩnh vực đầu tư truyền thống, doanh nghiệp Singapore có xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mới nổi như đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thành phố thông minh, công nghệ 4.0, ngành hàng tiêu dùng…, nhằm tận dụng tiềm năng tăng trưởng to lớn của thị trường trong thời gian tới.

Các dự án qui mô trăm triệu USD

Nhiều dự án của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Dự án điện khí LNG Bạc Liêu 4 tỉ USD 

Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu là dự án đầu tiên vào Việt Nam trong năm 2020. (Ảnh: Năng lượng sạch Việt Nam)

Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu là dự án đầu tiên vào Việt Nam trong năm 2020. (Ảnh: Năng lượng sạch Việt Nam)

Theo báo Chính phủ, dự án Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW và tổng mức đầu tư 93.600 tỉ đồng (tương đương khoảng 4 tỉ USD), do Công ty Delta Offshore Energy, Singapore làm chủ đầu tư.

Tổ hợp nhà máy phát điện trên bờ được đặt tại xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) với diện tích 40ha, tổ hợp kho cảng LNG nằm trên vùng biển tỉnh Bạc Liêu (diện tích 100ha), cách vị trí nhà máy điện 35km.

Việc thiết kế kĩ thuật sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2020, cho phép bắt đầu triển khai dự án ngay trong năm 2021 để tổ máy đầu tiên của nhà máy điện sẽ vận hành phát điện thương mại vào năm 2024.

7 Khu công nghiệp VSIP

'Vua FDI' Singapore tại Việt Nam: Rót hơn 56 tỉ USD vào 2.587 dự án, có mặt 48/63 tỉnh thành  - Ảnh 3.

Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương. (Ảnh: Becamex).

Theo thông tin từ Becamex, đây là tổ hợp công trình thuộc Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam (VSIP). Hiện VSIP đã xây dựng 7 Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương, Nghệ An.

Trong đó, VSIP 1 được biết đến như một trong những khu công nghiệp thành công nhất tại Việt Nam với 238 nhà đầu tư đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động tại đây, thu hút hơn 2,6 tỉ USD, tạo việc làm cho 96.367 lao động.

VSIP 2 (giai đoạn 2) đã thu hút khoảng 58 dự án đầu tư, lấp đầy 30% diện tích đất công nghiệp và tiến hành giao đất cho một số nhà đầu tư. Nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất bao bì và thực phẩm của Mỹ, Nhật Bản đã hoàn thiện việc xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động từ năm 2010 tại VSIP 2.

Điều quan trọng là, các dự án này của VSIP đã góp phần thu hút hàng tỉ USD vốn đầu tư thứ cấp từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Singapore.

Dự án Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai

'Vua FDI' Singapore tại Việt Nam: Rót hơn 56 tỉ USD vào 2.587 dự án, có mặt 48/63 tỉnh thành  - Ảnh 4.

Phối cảnh dự án Capital Place. (Ảnh: capitalplace.com.vn)

Theo Bộ KH - ĐT, tòa văn phòng Capital Place thuộc dự án Vinhomes Metropolis tại số 29 Liễu Giai, Hà Nội vừa được nhà đầu tư Singapore tăng vốn thêm 246 triệu USD.

Trước đó, ngày 11/3/2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định cho phép CTCP Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam (công ty con thuộc Tập đoàn Vingroup) chuyển nhượng một phần dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp - Vinhomes Metropolis tại số 29 Liễu Giai (tên thương mại hiện nay là Capital Place) cho CTCP Twin-Peaks.

Vinhomes Metropolis là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp tại số 29 Liễu Giai, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Chủ đầu tư dự án này là Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam, công ty con thuộc tập đoàn Vingroup.

Dự án Vinhomes Metropolis có ba phần chính, bao gồm: Tòa nhà văn phòng có diện tích đất 7.685 m2, Tổ hợp công trình hỗn hợp (trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, nhà trẻ) có diện tích đất 17.525 m2, Khu trường tiểu học và trung học cơ sở có diện tích 6.400 m2.

chọn
Chủ dự án 8.600 tỷ ở khu Nam Sài Gòn gặp khó, hàng loạt nhà đầu tư chuẩn bị tham gia giải cứu
Investco là chủ đầu tư của dự án Green City tại Bình Chánh, TP HCM. Từ năm 2005 đến nay, dự án vẫn chưa thể triển khai do vướng mắc pháp lý khiến Investco thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, kéo theo cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Hiện nay, danh sách các nhà đầu tư tham gia hỗ trợ Investco đã bắt đầu lộ diện...