WHO: Không có bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm Covid-19 từ bao bì thực phẩm

Tuyên bố trên đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau một loạt các bài viết cho rằng Covid-19 có thể tồn tại trên bao bì thực phẩm và là nguồn cơn bùng phát các ổ dịch.

Hôm 13/8, WHO tuyến bố hiện chưa có bằng chứng ghi nhận virus Covid-19 có thể bám trên bao bì thực phẩm. Tổ chức này cũng kêu gọi người tiêu dùng không nên quá lo lắng việc virus xâm nhập vào chuỗi thức ăn, theo thông tin từ Reuters.

WHO cho biết thực phẩm không phải là nguồn lây lan COVID-19 - Ảnh 1.

Virus Corona không thể bám trên bao bì thực phẩm, đây là khẳng định của WHO. (Nguồn: BrandVietnam).

Mike Ryan, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, phát biểu trong một buổi họp báo tại Geneva cho biết: "Mọi người không nên lo lắng về thực phẩm hay việc đóng gói, xử lí, giao nhận thực phẩm. Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hay chuỗi thực phẩm góp phần vào sự lây nhiễm của virus".

Tuyên bố trên đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Australia đã báo cáo phát hiện virus Covid-19 trên bao bì thực phẩm đông lạnh. Đáng chú ý, chính tổ chức WHO cũng có các nghiên cứu trước đó cho thấy virus trên có thể tồn tại trên bao bì thực phẩm từ hàng giờ cho đến hàng ngày, tùy thuộc vào vật liệu, nhiệt độ và độ ẩm.

Đơn cử vào ngày 13/8, Trung Quốc đã tìm thấy virus Covid-19 trên cánh gà đông lạnh nhập khẩu vào Thâm Quyến từ Brazil. Từ khi ổ dịch mới bùng phát ở Bắc Kinh vào tháng 6, trung tâm kiểm soát bệnh dịch địa phương đã kiểm tra định kì thịt và hải sản nhập khẩu.

Vào ngày 12/8, New Zealand ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong hơn ba tháng qua khiến chính phủ phải phong tỏa thành phố lớn nhất nước là Auckland.

Các quan chức y tế đặt vấn đề có thể virus đã đến New Zealand qua đường vận chuyển hàng hóa, do một trong những ca nhiễm mới là người làm việc tại cửa hàng nhập khẩu hàng đông lạnh từ nước ngoài.

Hay vào hồi tháng 7, lực lượng hải quan ở Đại Liên, thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, từng phát hiện loại virus này trên bao bì của sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador. Trung Quốc sau đó đã ngừng nhập khẩu sản phẩm từ ba nhà sản xuất tôm của quốc gia Nam Mỹ này.

Theo tổ chức WHO, hiện không có bằng chứng nào cho thấy con người có thể nhiễm Covid-19 từ bề mặt hoặc bao bì thực phẩm. Đây cũng là quan điểm của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và các cơ quan chính phủ khác, hãng tin Reuters đưa tin.

Ông T. Jacob John, Giáo sư virus lâm sàng tại Đại học Y Christian ở Ấn Độ, cho biết: "Số lượng các hạt virus thoát ra từ miệng hoặc mũi của một người lớn hơn nhiều so với lượng hạt virus còn sót lại trên thực phẩm đông lạnh rồi lây lan do ai đó chạm vào".

"Trong tất cả các rủi ro, tôi nghĩ rằng đây là rủi ro rất thấp", Giáo sư John nói.

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư ở Kim Chung và Đại Mạch, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G3 tại các xã Kim Chung và Đại Mạch, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện hơn 8.120 tỷ đồng.