Hội nghị Trung ương 6 |
Trong bối cảnh tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, bổ nhiệm người nhà, người thân vẫn diễn ra phức tạp; nhiều vụ án, vụ việc nổi cộm xảy ra có liên quan đến cán bộ cấp cao…
Trước tình hình đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 sẽ thảo luận và quyết định về việc ban hành Nghị quyết về công tác cán bộ nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác này, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Để xây dựng Đề án công tác cán bộ, Ban Tổ chức T.Ư đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện đề án. |
Theo đại diện Ban Tổ chức Trung ương, một trong những mục tiêu lớn mà đề án hướng đến là đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan; chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với tạo cơ chế, môi trường, điều kiện để khuyến khích đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Đồng thời tập trung xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược, bí thư cấp ủy và người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín; có bản lĩnh chính trị vững; kiên định với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; biết cống hiến, dám hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Đề án cũng đã đề xuất các giải pháp đồng bộ hiệu quả như đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng, xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và có sự so sánh; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan đơn vị.
Đặc biệt Ban Tổ chức T.Ư cho hay, Đề án cũng đề ra giải pháp và thực hiện nhất quán việc bố trí bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh chủ tịch ủy ban nhân dân.
Cũng theo Ban Tổ chức T.Ư, đề án cũng đề ra việc xây dựng Chiến lược quốc gia về nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam hay người nước ngoài. Có cơ chế phát hiện quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ trẻ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh là trường hợp mới nhất bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng |
Đặc biệt đề án cũng hướng đến việc xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp xử của văn hóa ứng cán bộ. Hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để chủ trương “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” là việc bình thường trong công tác cán bộ.
Một mục tiêu nữa cũng được đề án hướng đến là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, tình trạng chạy chức, chạy quyền, coi đây là hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ để nhận diện rõ ràng, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả. Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và hình thành văn hóa “nói không với chạy chức, chạy quyền”.
Ban Bí thư đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong ... |