Xe buýt nhanh BRT phục vụ 358 lượt/ ngày

Hành khách sử dụng tuyến buýt nhanh BRT sẽ được miễn phí trong thời gian một tháng, kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2017.

Theo báo cáo về phương án vận hành và mở tuyến buýt BRT mới nhất của sở GTVT Hà Nội, thời gian phục vụ của tuyến là 17 giờ/ngày, tần suất phục vụ sẽ là 5,10,15 phút/ lượt ngày thường, tổng lượt phục vụ là 358 lượt. Ngày chủ nhật 7,10,15 phút/ lượt tổng lượt phục vụ trên ngày là 264 lượt.

Trên toàn bộ xe buýt mới sẽ được trang bị ghế mềm, điều hoà, wifi, hệ thống đèn led… Sàn xe đồng mức với hệ thống nhà chờ giúp người khuyết tật có thể dễ dàng sử dụng loại hình phương tiện này.

xe buyt nhanh brt se mien phi 1 thang dau
Trên toàn bộ xe buýt mới sẽ được trang bị ghế mềm, điều hoà, wifi, hệ thống đèn led…. Ảnh Công Phương

Trong nhà chờ không gian thoáng đãng, sau này sẽ còn được bố trí thêm nhiều loại hình dịch vụ phục vụ hành khách như ăn nhanh, tra cứu thông tin...

Ngoài ra giá vé để sử dụng loại hình buýt mới này là 7.000 đồng/lượt, sử dụng loại vé xe như xe buýt thông thường. Vé tháng được chia làm 3 mức; Ưu tiên 55.000 đồng, không ưu tiên 100.000 đồng và tập thể 70.000 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Hoàng Hải Giám đốc trung tâm Quản lí và điều hành giao thông đô thị Hà Nội đã khẳng định sẽ miễn phí cho hành khách sử dụng tuyến buýt nhanh BRT trong thời gian một tháng, kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2017.

Tuyến buýt mới sẽ được đặt tên BRT 01.

xe buyt nhanh brt se mien phi 1 thang dau
Sẽ miễn phí cho hành khách sử dụng tuyến buýt nhanh BRT trong thời gian vận hành một tháng kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2017. Ảnh Chí Duy

Với cách tổ chức giao thông như đã đề xuất, ông Hải cho rằng buýt nhanh sẽ không xung đột với các loại hình phương tiện giao thông khác trên cả lộ trình. Ngoài ra sở sẽ điều chỉnh một số tuyến buýt như 22, 09, 19 để tránh sự trùng lặp với tuyến BRT.

Phát biểu tại cuộc họp giới thiệu buýt BRT chiều 19/12 bà Jung Eun Oh Trưởng Ban giao thông Ngân hàng thế giới tại Việt Nam/ Đồng Giám đốc dự án nhận định: “BRT là mạng lưới được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 12 triệu lượt mỗi ngày. Hà Nội đặt mục tiêu phát triển hệ thống giao thông BRT và sau này sẽ là nền tảng của mạng lưới giao thông đô thị trong những năm tới. Trong tương lai hệ thống này sẽ phát triển hơn khi được kết nối với các loại hình giao thông đường sắt và các tuyến BRT khác".

Cũng theo báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm kỹ thuật tuyến xe buýt nhanh BRT sẽ được chia làm 5 giai đoạn (GĐ).

GĐ1: từ 15/12 - 17/12/2016 thử nghiệm các tác nghiệp tại đầu bến (đã thực hiện)

GĐ2 : Từ 18/12 - 23/12 lái xe thử nghiệm tác nghiệp trên làn đường riêng, dừng đỗ tại các trạm chờ dọc tuyến.

GĐ3: 24/12 - 27/12 thử nghiệm vận hành xe BRT theo tiêu chí vận hành tuyến duyệt với tình huống giả định dung đón trả khách tại các điểm dừng, dừng chờ đèn tín hiệu dọc tuyến.

GĐ4: 27 - 28/12 thử nghiệm vận hành tuyến theo biểu đồ hoạt động của phương án trong các khung giờ cao điểm, rà soát tình trạng kỹ thuật toàn bộ đoàn phương tiện.

GĐ5: 29 - 31/12 hiệu chỉnh các thiết bị (nếu có trục trặc trong quá trình thử nghiệm). Bổ sung các nội dung cần thiết để tạo thuận lợi cho hoạt động của tuyến BRT. Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức giao thông để sẵn sàng khi đưa tuyến vào hoạt động chính thức từ 1/1/2017.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.