'Xe dù, bến cóc' hoạt động sát bến xe Mỹ Đình

Chiếc xe ô tô BKS: 29B 037.86 chạy “tuyến cố định”, xuất phát  từ Nông Cống (Thanh Hóa) đi bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) lúc 13h15 chiều và đi chiều ngược lại vào lúc 5h30 hoặc 5h45 sáng ngày hôm sau, để kịp cho chuyến buổi chiều đã hoạt động suốt thời gian dài...

Chiếc xe ô tô khách này mặc dù chạy tuyến cố định, đúng giờ xuất bến và cũng chuẩn giờ cập bến này lại không hề vào bến xe theo quy định, vì bắt đầu từ ngày 2/1/2017 các tuyến của tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình… đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, chuyển về bến xe Nước Ngầm.

Tuy nhiên, chủ xe vẫn ngang nhiên hoạt động suốt thời gian dài chạy tuyến Nông Cống (Thanh Hóa) đi bến xe Mỹ Đình mà không bị xử lý.

Trong vai hành khách đi xe, thông qua số điện thoại 09434183xx của một khách quen với nhà xe cho, tôi bấm máy gọi hỏi hành trình từ Hà Nội về Thanh Hóa. Sau hồi chuông điện thoại reo một giọng nam bắt máy từ đầu dây bên kia:

“Cho hỏi đây phải số máy nhà xe Quang Lĩnh về Nông Cống, Thanh Hóa không?”, giọng bên kia đáp lại: “Ừ, đúng rồi, đúng 5h30 có mặt ở bến nhé!”. Tôi hỏi lại: “Bến xe nào anh ơi?” thì giọng bên kia gắt gỏng: “Bến xe Mỹ Đình chứ còn bến xe nào nữa?”.

xe du ben coc hoat dong sat ben xe my dinh
Về đến bến xe Mỹ Đình, xe không vào bến mà vòng ra phía sau để “trả khách”…?

Đúng hẹn, có mặt tại bến xe Mỹ Đình, tôi gọi lại cho số máy cũ hỏi vị trí xe đỗ, thì biết xe không đỗ trong bến mà đỗ ngay phía ngoài, gần cổng ra của bến xe Mỹ Đình. Những khách đi xe đều là những khách quen hoặc có người quen giới thiệu, vì nhà xe không bán vé.

Tình trạng bắt khách dọc đường diễn ra thường xuyên cả từ chuyến Hà Nội- Thanh Hóa và ngược lại, nhưng không hề gặp bất cứ trở ngại nào. Qua tìm hiểu được biết trước đây có tồn tại “Nhà xe Quang Lĩnh”, nhưng do DN nợ nần mà phá sản, chiếc xe cũng đã được bán cho chủ mới. Tuy nhiên, chiếc xe này vẫn đề tên nhà xe là Quang Lĩnh, đã có lần bị kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe khởi hành từ bến Mỹ Đình Hà Nội nhưng không hề trình được lệnh xuất bến.

Chiếc xe 29 chỗ, nhưng vào thời gian cao điểm vẫn cố “nhét” khách lên hơn 40 người, khách ngồi chen chúc trên dãy ghế dọc lối lên xe và ngồi gần ghế phụ lái, gần cửa lên xuống.

Chiếc xe xuất phát từ huyện Nông Cống (Thanh Hóa), ghi biển “nhà xe Quang Lĩnh” đi bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình, nhưng khi đi hết địa phận tỉnh Thanh Hóa từng tấm biển được hạ xuống. Đến hết đường cao tốc, vào trạm dừng nghỉ thì biển Mỹ Đình và Giáp Bát cũng được hạ xuống rồi đi thẳng đến khu vực phía sau bến xe Mỹ Đình.

Theo anh Nguyễn Văn Tuấn (người ở xã Tượng Văn, Nông Cống), trước đây họ treo biển Nhà xe Quang Lĩnh và hành trình là Mỹ Đình - Nông Cống (Thanh Hóa) nhưng sau này bị phạt thì họ dùng cách “ve sầu thoát xác”. Họ về đến bến xe Mỹ Đình, nếu bị đụng đến cũng kêu là xe hợp đồng hoặc chở người nhà từ quê lên…

Khách đi xe thường xuyên chủ yếu là người Thanh Hóa và một số ít khách bắt dọc đường như Ninh Bình, trước đây còn có cả khách Hà Nam, nhưng chạy cao tốc thì không còn nữa. Giá vé Hà Nội đi Thanh Hóa ngày thường có giá từ 90 đến 100 nghìn đồng, ngày lễ Tết thì tăng thêm 10 nghìn đồng/người, khách dọc đường thì tùy hứng của chủ xe và phụ xe.

Về đến bến, nhiều hành khách đi lần đầu thắc mắc: “Sao xe dù không nói rõ là xe dù, cứ úp mở để khách lên xe nói là vào bến Mỹ Đình thì lại không vào? Đỗ bên ngoài này lỡ xảy ra mất cắp thì ai chịu trách nhiệm?”. Chủ xe không đáp lại chỉ giục phụ xe “lấy đồ cho khách nhanh còn về đi nghỉ”.

Sau khi được xem hình ảnh do chúng tôi cung cấp, đại diện của bến xe Mỹ Đình đã khẳng định xe ô tô khách BKS: 29B 037.86 không có “lốt” trong bến xe khách Mỹ Đình.

Từ 2/1/2017, Sở GTVT Hà Nội điều chuyển các tuyến xe của tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, chuyển về bến xe Nước Ngầm.

Việc điều chuyển là tránh các tuyến xe khách đi vào nội đô, tránh sự hoạt động chồng chéo, trùng lắp giữa các tuyến xe trong bến với nhau. Đặc biệt, việc điều chuyển các tuyến xe phù hợp với cung đường, tránh xung đội giao thông và để xe khách của các tỉnh đến từ phía Bắc, Nam, Đông, Tây sẽ đến đón trả khách tại các bến xe nằm ở phía tương ứng của Hà Nội.

xe du ben coc hoat dong sat ben xe my dinh Xác minh vụ tài xế taxi bị nam thanh niên cầm gạch tấn công vì nhắc nhở việc đỗ xe

Cơ quan công an đang xác minh điều tra, làm rõ vụ va chạm giao thông dẫn đến xô xát giữa tài xế taxi và ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.