Yoga khỏa thân và dance sport trang phục phản cảm được 'liệt' vào thể thao khiêu dâm

Hai môn được Bộ VH-TT-DL nhắc tới trong ví dụ về thể thao mang tính khiêu dâm là yoga khỏa thân và dance sport với trang phục phản cảm.

Sáng 1/8, Bộ VH-TT-DL đã có giải thích quy định về thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.

Đây là khái niệm được đưa ra tại điều 7, Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao, có hiệu lực từ 1/8.

Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ này, đưa ra ví dụ về yoga khỏa thân và việc tập dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp.

avatar_1564648405219

Đã có dự án chụp ảnh yoga khỏa thân trên thế giới. Ảnh: Icon Imaging

“Qua thực tế kiểm tra, một số môn thể thao hiện nay như yoga đã xuất hiện yoga khoả thân, như thế là trái với thuần phong mỹ tục. Hoặc thậm chí thể dục dưỡng sinh cũng có những hình thức như “suối nguồn tươi trẻ”. 

Những hoạt động như thế này không phù hợp với thuần phong, mỹ tục. Hay như vừa qua, hoạt động tập Pháp luân công vẫn diễn ra lén lút. Chúng tôi cũng biết cả môn dance sports cũng ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp, hình thức tập luyện không đúng”, ông Phúc nói.

Ông Phạm Xuân Phúc cho biết thêm, ngay cả môn thi đấu võ MMA hiện cũng chưa được cấp phép ở Việt Nam, nhưng vẫn lén lút tổ chức.

Về việc khái niệm “thể thao mang tính chất khiêu dâm” sẽ được cụ thể hóa thế nào trong thông tư hướng dẫn tới đây, ông Phúc cho biết đây là điều rất khó, do có những điều khoản để răn đe là chính.

Theo ông Phúc, trong Nghị định xử phạt hành chính trong thể dục thể thao thì nhiều nghị định mang tính răn đe, có cái khó quy định chi tiết. “Một phần vì văn hoá Việt Nam không giống như văn hoá nước ngoài. Tôi lấy ví dụ như quy định về trang phục hở hang, chúng tôi cũng không thể quy định ngắn thì chừng nào là ngắn một cách chi tiết, vì như vậy khi xử phạt thì chúng tôi phải đo. Như thế thì rất khó”, ông nói.

Cũng theo ông Phúc, việc quy định xử phạt những môn thể thao có tính chất khiêu dâm này có cơ sở từ các nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao từ trước đó.

“Nghị định 46 được xây dựng trên cơ sở các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao, được quy định trong Nghị định 158 năm 2013 và Nghị định sửa đổi bổ sung nghị định 158 là Nghị định 28 năm 2017.

Trong Nghị định 158 được quy định tại điều 29, nên đây không phải nội dung mới, mà là kế thừa các nghị định có từ trước. Cơ sở của nó là luật Thể dục thể thao và luật sửa đổi một số điều của luật Thể dục thể thao và Nghị định 102 hướng dẫn thi hành”, ông Phúc nói thêm.

Theo quy định tại điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.


Các hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thông qua bài tập thể thao sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng (trừ những bài, môn tập được pháp luật cho phép).


chọn
Chi tiết tồn kho hơn 11 tỷ USD tại 10 doanh nghiệp bất động sản
Các chủ đầu tư kỳ vọng việc mở bán và ghi nhận doanh thu dự án sẽ được đẩy nhanh hơn trong thời gian tới, qua đó giảm áp lực hàng tồn kho và có thanh khoản dòng tiền.