27.000 tỉ đồng vốn đầu tư công chưa giải ngân được: Vì sao vậy?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị cần tăng cường giám sát chuyên đề để chỉ ra nguyên nhân và có giải pháp cụ thể khi vấn đề giải ngân 27.000 tỉ đồng vốn đầu tư công vẫn bị tắc.
 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết còn 27.000 tỉ đồng vốn đầu tư công chưa được giải ngân. (Ảnh: QH).

Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch năm 2020.

Giải trình các ý kiến mà đại biểu Quốc hội nêu về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh trong thời gian tới, Chính phủ cân đối các yếu tố cung cầu, động lực tăng trưởng, từ đó đề xuất các chỉ tiêu hợp lý, GDP là 6,8%, CPI là 4% và xuất khẩu 8%… với các kế hoạch thực hiện.

Thẳng thắn chỉ ra "điểm tối trong bức tranh sáng", là giải ngân vốn đầu tư công chậm, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, Bộ trưởng Dũng cho hay tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 49% so với kế hoạch quốc hội giao.

"Mặc dù Chính phủ đã đôn đốc các bộ ngành địa phương, hoàn thành thủ tục đến đâu giao đến đó, nhưng đến nay còn 27.000 tỉ đồng vốn đầu tư công chưa giao được, do chưa đủ điều kiện không đáp ứng để giao được", Bộ trưởng thông tin.

Những nguyên nhân được chỉ ra như văn bản quy định, thủ tục còn bất cập, phức tạp, quy định còn chồng chéo, vướng mắc, khâu tổ chức thực hiện còn yếu, vai trò trách nhiệm người đứng đầu, trình độ năng lực chuyên môn...

Theo ông Dũng, các nhóm giải pháp chính là tiếp tục rà soát quy định vướng mắc để điều chỉnh; điều chỉnh kế hoạch vốn, kiên quyết điều chỉnh dự án dàn trải, giải ngân chậm sang dự án có khả năng cao; đổi mới công tác đánh giá; tăng cường thông tin và công khai các bộ ngành địa phương có tỉ lệ giải ngân chậm…

"Chính phủ đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội cần tăng cường giám sát chuyên đề đầu tư công để thấy rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp hiệu quả", Bộ trưởng Dũng đề nghị.

chọn
ĐHĐCĐ Vingroup: Niêm yết Vinpearl trong tháng 5, sẽ ưu tiên phát triển các quỹ đất hàng nghìn ha ngoài trung tâm đô thị
Lãnh đạo Vingroup cho biết, định hướng chiến lược phát triển bất động sản của tập đoàn sẽ là những quỹ đất hàng nghìn ha ở những nơi xa trung tâm và sẽ tìm cách xây dựng kết nối với trung tâm. Còn quỹ đất trung tâm thì nhường lại cho các doanh nghiệp khác.