4 điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch mới hai khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp, 12 đường tỉnh... là một số điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Hà Giang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Hà Giang).

Theo Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Giang phấn đấu đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8%/năm; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 95 triệu đồng...

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Hà Giang phấn đấu là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, theo hướng xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; giữ vị trí quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, du lịch...

Đề xuất hai khu công nghiệp mới

Về phương án phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hà Giang sẽ ổn định diện tích, hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bình Vàng đã thành lập; thu hút đầu tư, xây dựng mới thêm khu công nghiệp khi tỉnh được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp.

Phương án phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

 (Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch). 

Quy hoạch mới 10 cụm công nghiệp

Về cum công nghiệp, tỉnh sẽ thành lập, đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp đảm bảo đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn theo quy định để thu hút đầu tư; tăng tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đã thành lập.

Danh mục các cụm công nghiệp có trong quy hoạch thời kỳ trước chưa được thành lập và các cụm quy hoạch mới tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

 (Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch). 

Quy hoạch mới 12 đường tỉnh

Quy hoạch cũng đưa ra phương án phát triển mạng lưới giao thông. Về đường bộ quốc gia, Hà Giang sẽ thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia được duyệt, tập trung bố trí nguồn lực đầu tư các dự án có ý nghĩa quan trọng như: Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (CT15); tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Hà Giang (CT12); Quốc lộ 4 (đoạn Xín Mần - Hoàng Su Phì - Thanh Thủy); Quốc lộ 280 (đoạn Na Hang - Bắc Mê); Quốc lộ 2C kéo dài (đoạn Lâm Bình - Vị Xuyên).

Về đường bộ cấp tỉnh, Hà Giang sẽ nâng cấp, cải tạo 5 tuyến đường tỉnh hiện có đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV miền núi; các đoạn đặc biệt khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V; ưu tiên cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT 177) (tuyến đường bộ kết nối với các tuyến đường cao tốc, đường vành đai biên giới, quốc lộ quan trọng); cải tạo, nâng cấp, mở rộng 7 tuyến đường huyện, đường liên huyện và 5 tuyến đường lên các cửa khẩu/lối mở/cột mốc biên giới thành đường cấp tỉnh, quy mô đường đạt tối thiểu cấp IV; các đoạn đặc biệt khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V.

Danh mục các tuyến đường tỉnh nâng lên quốc lộ, cắt ngắn hoặc kéo dài; và quy hoạch mới tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

 (Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch). 

Đối với đường hàng không, tỉnh nghiên cứu, xây dựng sân bay dân dụng tại vị trí có tiềm năng theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phù hợp với các quy hoạch có liên quan.

Xây dựng nhiều khu du lịch

Hà Giang sẽ tập trung phát triển các khu du lịch bao gồm: Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Khu du lịch quốc gia; các khu du lịch cấp tỉnh và một số khu du lịch tiềm năng khi đủ điều kiện; thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí tại các huyện và TP Hà Giang.

 (Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch). 

Một số dự án văn hóa, thể thao, du lịch dự kiến ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch là: Dự án Khu Liên hợp văn hóa, thể thao tỉnh; thư viện tỉnh; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Địa điểm khởi công mở đường Hạnh phúc Hà Giang - Đồng Văn; Trung tâm diễn xướng văn hóa tại Bảo tàng tỉnh tại TP Hà Giang;

Dự án xây dựng, nâng cấp Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn; Trung tâm diễn xướng văn hóa tại Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn; Trung tâm biểu diễn văn hóa dân gian tại huyện Đồng Văn;

Dự án Trung tâm diễn sướng văn hóa dân tộc Pà Thẻn tại huyện Quang Bình; dự án Khu liên hợp văn hóa, thể thao; Khu du lịch Thiên Sơn - Thác Thí tại huyện Bắc Quang;

Dự án Trung tâm diễn xướng văn hóa tại huyện Xín Mần; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo; Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái Suối Tiên; Làng văn hóa dân tộc Mông tại TP Hà Giang;

Dự án Khu hỗn hợp du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí suối khoáng Quảng Ngần; Khu hỗn hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao Trung Thành tại huyện Vị Xuyên;

Dự án Khu du lịch sinh thái Phia Dầu; Khu dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái Phiêng Luông - Thượng Tân tại huyện Bắc Mê;

Khu hỗn hợp du lịch, thương mại Quản Bạ - Đông Hà; Khu hỗn hợp vui chơi, giải trí, du lịch, thương mại, dịch vụ thể thao Đông Hà; Khu hỗn hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại tổng hợp Cổng trời - Trúc Sơn tại huyện Quản Bạ;

Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Lũng Hồ - Du Tiến; Khu du lịch sinh thái Du Già; Khu hỗn hợp du lịch, dịch vụ Lao Và Chải; Làng văn hóa du lịch Bục Bản; Khu du lịch Bản Án; Khu hỗn hợp du lịch sinh thái, thể thao Đông Minh tại huyện Yên Minh;

Dự án khu hỗn hợp du lịch, dịch vụ phía Tây; Khu du lịch Lũng Cú; Khu tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Đồng Văn; Khu du lịch Thiên Hương tại huyện Đồng Văn;

Dự án Khu du lịch sông Nho Quế; Khu tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Mèo Vạc; Khu phức hợp làng văn hóa du lịch cộng đồng với làng nghề truyền thống Mã Pì Lèng tại huyện Mèo Vạc.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.