5 điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030

Lên thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2035; hợp nhất huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình; bổ sung 4 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp... là một số điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2035 

Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , Ninh Binh mục tiêu đến năm 2030 là tỉnh khá, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương; tạo nền tảng vững chắc để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2035; là cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng với tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9,2% và GRDP bình quân đầu người khoảng 200 triệu đồng...

 Một góc TP Ninh Bình. (Ảnh: Như Ý).

Tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại theo tính chất đô thị di sản thiên niên kỷ; hội nhập sâu rộng vào mạng lưới đô thị di sản sở hữu danh hiệu UNESCO trên thế giới...

Trong đó, TP Hoa Lư (hình thành trên cơ sở hợp nhất TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư) làm hạt nhân cho xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; TP Tam Điệp làm đô thị động lực cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hoá; huyện Kim Sơn phát triển thành đô thị, cực tăng trưởng kinh tế ven biển; huyện Nho Quan phát triển thành đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái rừng quốc gia Cúc Phương.

Hợp nhất huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình 

Qua rà soát, quy hoạch đưa ra số lượng đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thuộc diện phải sắp xếp và khuyến khích sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Đối với ĐVHC cấp huyện, số lượng ĐVHC thuộc diện sắp xếp là một ĐVHC (huyện Hoa Lư); số lượng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp là hai ĐVHC (TP Ninh Bình, huyện Gia Viễn). 

Đối với ĐVHC cấp xã, số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp là 34 ĐVHC (29 xã, hai phường, ba thị trấn), trong đó có 22 ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 và 12 ĐVHC có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp; số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp là ba đơn vị (ba đơn vị đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, không thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030); số lượng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp là 11 ĐVHC.

Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025:

STT

Phương án sắp xếp

Kết quả sau sắp xếp

Ghi chú

Phương án sắp xếp các ĐVHC thuộc diện sắp xếp

1

Hợp nhất huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình; điều chỉnh, nhập một phần diện tích tự nhiên của huyện Gia Viễn (thôn Tân Hối, xã Gia Tân)

Thành lập TP Hoa Lư với 20 ĐVHC cấp xã

Huyện Gia Viễn còn 18 ĐVHC cấp xã

 

2

Hơp nhất xã Sơn Hà và xã Sơn Lai, huyện Nho Quan

Thành lập ĐVHC mới – xã Phúc Sơn

 

3

Hợp nhất xã Sơn Thành và xã Thanh Lạc, huyện Nho Quan

Thành lập ĐVHC xã mới – xã Cộng Hoà

 

4

Hợp nhất xã Gia Thắng và xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn

Thành lập ĐVHC xã mới – xã Đại Hoàng

 

5

Hợp nhất xã Khánh Tiên và xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh

Thành lập ĐVHC xã mới – xã Khánh Thiện

 

6

Nhập xã Lang Phong, xã Văn Phong vào thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan

 

 

7

Nhập xã Khánh Thịnh và xã Yên Hưng vào thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô

 

 

8

Nhập xã Lưu Phương vào thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn

Mở rộng thị trấn Phát Diệm

 

9

Nhập xã Kim Hải vào thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn

 

 

10

Hợp nhất xã Gia Vương, xã Gia Thịnh và thị trấn Me, huyện Gia Viễn

Thành lập ĐVHC thị trấn mới – thị trấn Thịnh Vượng

 

11

Hợp nhất xã Ninh Thắng và xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư

Thành lập ĐVHC phường mới – phường Ninh Hải

*

12

Hợp nhất xã Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn, TP Hoa Lư

Thành lập ĐVHC phường mới – phường Ninh Mỹ (hoặc phường Thiên Tôn)

*

13

Hợp nhất xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư và xã Ninh Nhất, TP Ninh Bình

Thành lập ĐVHC phường mới – phường Ninh Nhất

*

14

Hợp nhất phường Phúc Thành, phường Vân Giang, phường Thanh Bình, TP Hoa Lư

Thành lập ĐVHC phường mới – phường Vân Giang

*

15

Nhập xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư và một phần xã Gia Tân, huyện Gia Viễn (thôn Tân Hối)

Thành lập ĐVHC phường Ninh Giang

*

16

Xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình

Thành lập ĐVHC phường Ninh Tiến

*

17

Xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình

Thành lập ĐVHC phường Ninh Phúc

 

Phương án sắp xếp các ĐVHC thuộc diện khuyến khích sắp xếp

1

Nhập, điều chỉnh toàn bộ xã Mai Sơn vào xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô

 

 

2

Nhập xã Khánh Thịnh, xã Yên Hưng vào thị trấn Yên Thịnh

Thị trấn Yên Thịnh mở rộng

 

3

Hợp nhất xã Ninh Thắng và xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư

Thành lập ĐVHC mới – phường Ninh Hải

*

 

( *: Tiến hành đồng thời khi hợp nhất huyện Hoa Lư và TP nhất Ninh Bình)

Bổ sung 4 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp

Về phương án phát triển các khu công nghiệp (KCN), giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh bổ sung vào danh mục quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn thêm 4 khu mới với tổng diện tích khoảng 1.380 ha, đưa số khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận lên 11 khu.

Trong đó, 4 khu bổ sung mới là KCN Gián Khẩu II (huyện Gia Viễn); KCN Phú Long (huyện Nho Quan); KCN Xích Thổ (huyện Nho Quan) và KCN Yên Bình (huyện Yên Mô).

Đến năm 2030, ba khu được thành lập (gồm hai KCN bổ sung và một KCN đã được chấp thuận là KCN Gián Khẩu II, KCN Phú Long và KCN Tam Điệp II với KCN Gián Khẩu II, KCN Phú Long định hướng phát triển thành Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ.

Phương án phát triển các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

 (Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch). 

Về cụm công nghiệp (CCN), tỉnh bổ sung 7 cụm phát triển trong giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030. Trong đó giai đoạn đến năm 2030 bổ sung 5 cụm với tổng diện tích khoảng 313 ha. Tổng số các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 22 cụm, tổng diện tích 1.103,7 ha.

Sau năm 2030, Ninh Bình bổ sung thêm hai cụm, tổng diện tích khoảng 150 ha (CCN Khánh Vân diện tích 75 ha và CCN Xuân Chính diện tích 75 ha). Tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau năm 2030 là 24 cụm, tổng diện tích 1.253,7 ha.

Hai cao tốc, 8 quốc lộ

Quy hoạch cũng đưa ra định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh sẽ có hai tuyến đường cao tốc; 8 tuyến đường quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển; 28 tuyến đường tỉnh và 8 tuyến đường kết nối và hệ thống các bến xe, bến bãi. 

Một số dự án giao thông được ưu tiên đầu tư gồm: Xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1 và 2 tại huyện Kim Sơn; xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1) tại huyện Nho Quan, TP Tam Điệp; xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 2) tại huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn;

Xây dựng tuyến đường ĐT482 kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 và kết nối 10 với quốc lộ 12B tại huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn; xây dựng tuyến đường Bái Đính (Ninh Bình) - Ba Sao (Hà Nam) đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 2)...

 Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Báo Xây dựng).

Phương án phát triển mạng lưới cao tốc, quốc lộ tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

 (Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch). 

Đối với đường sắt, phương án phát triển giao thông đường sắt gồm có: Đường sắt Hà Nội - TP HCM; đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Ninh Bình; ba tuyến đường sắt chuyên dụng; 5 ga đường sắt.

Phương án phát triển mạng lưới đường sắt tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

(Ảnh chụp màn hình từ Báo cáo Quy hoạch).

Trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới  

Giai đoạn 2026 - 2030, Ninh Bình phấn đấu trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước, trung tâm du lịch văn hoá hàng đầu Việt Nam; tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh phấn đấu trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới với thương hiệu có sức cạnh tranh cao ở khu vực Châu Á.

   Dự án Khu Trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng. (Ảnh: Báo Lao động).

Một số dự án du lịch được ưu tiên đầu tư: Khu du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương tại huyện Nho Quan; Khu du lịch quốc gia Kênh Gà - Vân Trình tại huyện Gia Viễn; Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng tại huyện Yên Mô, TP Tam Điệp;

Khu vực Cồn Nổi, Kim Sơn, huyện Kim Sơn; Khu vực du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Yên Đồng, Yên Thắng, huyện Yên Mô; dự án xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Resort, huyện Hoa Lư; dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tại huyện Hoa Lư...

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.