5 bước đơn giản để thiết kế sân thượng ‘chill hết nấc’ cho gia đình

Sân thượng vừa chill, vừa thoải mái chính là không gian lý tưởng để gia đình thư giãn và giải trí vào ngày cuối tuần hoặc sau những giờ làm việc căng thẳng. Cùng tham khảo ngay các bước thiết kế sân thượng chill hết nấc trong bài viết sau để ứng dụng cho gia đình mình.

Thiết kế sân thượng chill cho gia đình: Lên ý tưởng và thực hiện

Ở một số nhà phố, nhà ống và nhà cấp 2 tại các khu đô thị, sân thượng được dùng làm nơi để phơi quần áo, đặt bồn nước, cục máy nóng lạnh, làm nhà kho, trồng rau củ ngắn ngày,... Tuy nhiên, không gian này chỉ chiếm một phần nhỏ của sân thượng, trong khi phần diện tích còn lại thường bị bỏ không, chưa sử dụng đến.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Biết cách tận dụng tốt diện tích và không gian của sân thượng sẽ giúp bạn và gia đình có thêm một khu vực sinh hoạt, vui chơi, thư giãn cho tất cả mọi người. Đồng thời, thiết kế sân thượng chill cũng sẽ tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà. Dưới đây là các bước cơ bản để thiết kế sân thượng chill hết nấc cho gia đình mà bạn có thể tham khảo:

Lên ý tưởng thiết kế sân thượng chill

Để có một sân thượng thỏa mãn các tiêu chí “chill, đẹp và mát” cho gia đình, bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện chính là lên ý tưởng và lựa chọn cách thiết kế phù hợp.

Mỗi gia đình đều có những ý tưởng thiết kế sân thượng chill cho riêng mình. Nhiều người thích tạo ra một không gian nghỉ ngơi, phơi nắng đơn giản nhưng thông minh và tiện lợi. Một số lại thích biến sân thượng thành một vườn cây xanh mát để hòa mình với thiên nhiên. Những người khác lại thích “hô biến” sân thượng thành một nơi tụ tập, ăn uống, tổ chức tiệc và chill về đêm với bạn bè. Một số cách thiết kế sân thượng mà bạn có thể tham khảo như:

- Sân thượng với mái che, mắt lưới giàn gỗ

Nguồn: istockphoto

- Sân thượng thành bể bơi ngoài trời

Nguồn: istockphoto

- Sân thượng thành phòng ăn kết hợp vườn cây rau quả

Nguồn: istockphoto

- Sân thượng chill buổi tối

Nguồn: istockphoto

Dù là chọn cách thiết kế như nào đi chăng nữa thì đừng quên các yếu tố như diện tích, cấu trúc, vị trí, tình hình hiện tại của công trình cũng cần được khảo sát và đánh giá. Công việc này sẽ giúp bạn thực hiện các bước sau một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn hơn.

Phân chia bố cục đẹp, phù hợp cho sân thượng

Sau công đoạn lên ý tưởng và khảo sát sân thượng, bước tiếp theo bạn cần làm lúc này chính là phân chia lại bố cục không gian sao cho hợp lý.

Nếu trước đây, chỉ có những thứ như bình nước, cục nóng lạnh hay giá phơi quần áo nằm “trơ trọi”, thì giờ đây bạn sắp có nhiều đồ đạt hơn để bày trí và cải tạo lại sân thượng của mình. Do đó, việc phân chia đâu là khu vực đặt các vật cố định (như máy móc, thiết bị, dụng cụ), đâu là nơi đặt đồ gia cụ (bàn ghế, cây cảnh, đồ trang trí) hoặc vị trí bị cải tạo thành không gian khác (thành phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc) sẽ rất cần thiết.

Ví dụ, bạn không thể đặt cục nóng lạnh hoặc bình nước ở gần chỗ nghỉ ngơi, vì như thế sẽ vừa mất thẩm mỹ, vừa khiến đồ nội thất dễ bị ảnh hưởng và hư hỏng. Hoặc cây xanh nếu bạn dồn vào một chỗ, như vậy sẽ tạo ra không gian cho muỗi, công trùng phát triển, vừa um tùm, rậm rạp không cần thiết.

Đặc biệt, khi thiết kế sân thượng làm đẹp ban công, bạn cần xác định rõ số lượng cây trồng, những vật dụng trang trí và vị trí sắp xếp để đảm bảo được sự cân đối, hài hòa cho không gian. Tốt nhất, bạn nên tránh tạo nên sự lộn xộn, dư thừa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của sân thượng nhỏ hẹp.

Lựa chọn chất liệu, màu sắc trên sân thượng

Sau khi tìm ra được bố cục hợp lý cho sân thượng, bạn nên bắt tay vào việc lựa chọn chất liệu và bản màu cho công trình. Chất liệu ở đây không chỉ là vật liệu làm nên đồ nội thất, mà còn là vật liệu làm mái che, sàn, tường vây và các chi tiết nhỏ khác như rèm, thiết bị chiếu sáng, đồ trang trí.

 

Nguồn: istockphoto

Đi vào chi tiết hơn, hiện nay người ta thường lát sàn và ốp tường sân thượng bằng gỗ, đá, gạch, gốm,... Đây đều là những chất liệu ít hấp thụ nhiệt, bền và có độ nhám nhất định, sử dụng làm sàn sân thượng sẽ vừa mát chân, vừa ít trơn trượt lại chống chịu được sự tác động của các yếu tố thiên nhiên. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên còn tạo nên sự đồng nhất cho không gian sân thượng, giúp mọi thứ nhìn có vẻ hài hòa và dễ trang trí hơn khi đi vào các bước sau.

Còn về màu sắc, do nền khí hậu ở nước ta thường là “hè nắng đông mát” nên màu sắc có thể thay đổi dựa trên sở thích của chủ nhà. Tuy nhiên, bạn nên chọn các gam màu tươi sáng, nhạt, không quá chói lóa như màu xanh dương, xanh lá, vàng nhạt hoặc đỏ nâu. Những màu này đều gần như hài hòa với thiên nhiên, cảnh vật, cây cỏ và dịu mắt nên khá phù hợp để chọn làm bảng màu chung của sân thượng.

Mua đồ nội thất và trang trí cho sân thượng

Bước bố trí thêm những đồ nội thất là điều cần thiết để bạn có thể sở hữu một sân thượng đẹp, thẩm mỹ và hoàn thiện. Với ý tưởng ban đầu là thiết kế sân thượng chill, bạn có thể bắt đầu mua sắm nội thất theo ý tưởng ban đầu (bước 1) và sắp xếp chúng theo bố cục (bước 2). Đừng quên chú ý về chất liệu lẫn màu sắc đã nêu trong bước 3 để có thể lựa chọn được đồ nội thất thích hợp nhất cho sân thượng.

Nguồn: istockphoto

Đồ nội thất được bày trí trên sân thượng nên lựa chọn các vật liệu ít hư hỏng, không chịu tác động của thời tiết. Tốt nhất, bạn nên chọn các vật liệu như inox, đá granite,… để dùng được lâu, tiết kiệm chi phí cho gia đình. Đối với đèn chiếu sáng, bạn nên lựa chọn loại có lớp bảo vệ chống thấm nước, như thế sẽ hạn chế nguy cơ chập mạch hoặc hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Bạn cũng có thể sử dụng mái hoặc rèm che để bảo vệ các nội thất bên dưới. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn không muốn sân thượng nhà mình quá bí bách và thích sự thông gió, thì việc tạo ra mái che tự nhiên bằng những cây leo chắc hẳn sẽ là ý tưởng tuyệt vời. Những tán cây leo không quá dày sẽ vừa đủ che bớt ánh nắng vào ban ngày, vừa giúp bạn ngắm được một bầu trời ngàn sao vào ban đêm. Nếu sợ trời mưa ảnh hưởng đến nội thất, bạn có thể thêm một mái che kính trong suốt, kết hợp với cây leo để vừa có được sự thông thoáng, vừa che chắn được không gian bên dưới.

Bố trí cây xanh hài hòa trên không gian sân thượng

Để thiết kế sân thượng thêm chill, bố trí và trồng cây xanh là bước không thể thiếu. Cũng giống như việc trồng cây dưới mặt đất, việc trồng cây trên sân thượng đòi hỏi bạn cần có những sự tính toán kỹ lưỡng về lựa chọn cây cũng như vị trí trồng.

Nguồn: istockphoto

Đối với những không gian sân thượng rộng, bạn có thể trồng cây ăn quả kết hợp với rau xanh, hoa lá,… Tuy nhiên, với những không gian hẹp và hạn chế, bạn có thể thiên về trồng cây leo giàn, cây có kích thước nhỏ,…

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.