Nhà gái phải khóc như mưa một tháng trước đám cưới
Theo phong tục người Tujia, Trung Quốc, việc khóc lóc thảm thiết chính là lời chúc phúc thật lòng nhất dành cho cô dâu trước ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Hành động này cũng là minh chứng cho nỗi buồn vì sắp phải xa gia đình của tân nương. Vì thế, trước ngày cưới một tháng, cô dâu phải tỏ ra thật đau buồn và khóc hàng ngày. Cũng trong một tháng đó, 10 ngày đầu mẹ cô dâu phải khóc thảm thiết cùng con gái, 10 ngày sau, bà ngoại cô dâu cũng phải khóc hết nước mắt và 10 ngày cuối cùng thì tất cả phụ nữ trong nhà gái đều phải khóc than.
Không được đi vệ sinh sau cưới
Một phong tục đám cưới khá kỳ dị của dân tộc Tidong, Indonesia đó là tân lang, tân nương không được phép đi ra khỏi nhà, đặc biệt, không được đi vệ sinh trong 3 ngày liên tiếp sau khi cưới. Người dân ở đây cho rằng việc đi lại nhiều, đi vệ sinh sẽ khiến cuộc hôn nhân đổ vỡ, việc sinh em bé không thuận lợi. Vì vậy, các đôi uyên ương thường hạn chế tối đa ăn uống trong 3 ngày này. Sau khi hoàn thành, họ sẽ được phép sinh hoạt bình thường.
Nhổ nước bọt vào người cô dâu
Trong đám cưới của người Kenya, bố cô dâu sẽ có trách nhiệm cao cả phun nước bọt vào mặt và ngực con gái trước khi về nhà chồng. Nước bọt của người cha được cho là tinh tuý những gì tốt đẹp nhất và cũng là lời chúc phúc thay của hồi môn bố mẹ dành cho con gái.
Đập vỡ bát đĩa để ăn mừng hạnh phúc
Tại Đức, đêm trước hôn lễ, những người bạn thân thiết của cô dâu, chú rể sẽ tụ tập tại nhà riêng của đôi uyên ương rồi thay nhau đập thật nhiều bát đĩa bằng sứ, thuỷ tinh. Tập tục này được biết đến với tên gọi Polterabend. Âm thanh loảng xoảng của bát đĩa vỡ sẽ giúp xua đuổi ma quỷ, những điều không may và mang lại hạnh phúc dài lâu cho tân lang, tân nương.
Người thân tụ tập phá vỡ đêm tân hôn
Nếu như ở nhiều nơi trên thế giới, đêm tân hôn đánh dấu những giây phút ngọt ngào, thiêng liêng khi đôi uyên ương chính thức trở thành vợ chồng thì tại Pháp, người thân trong gia đình và họ hàng của cô dâu, chú rể lại cố gắng phá hỏng đêm tân hôn. Trong nghi thức Charivari, người Pháp tin rằng những âm thanh đinh tai nhức óc trong đêm tân hôn sẽ mang lại hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Vì vậy, cô dâu chú rể thường bị làm phiền bởi tiếng hát hò, nhảy múa, đập phá bởi những người thân trong gia đình.
XEM THÊM
Từ đám cưới Hoàng gia Anh: Đàn ông thực sự thông minh sẽ thích đàn bà thông minh
Là sự kiện được mong đợi nhất năm, cuối cùng đám cưới Hoàng gia Anh giữa Hoàng tử Harry và Meghan Markle cũng diễn ra ... |
Trung Quốc: Khoảnh khắc hạnh phúc trong ngày cưới của cặp đôi từng bị gia đình đưa đi 'trị bệnh' đồng tính
Để có hạnh phúc trọn vẹn trong ngày cưới, cặp đôi Ling Jueding và Chen Liang đã phải trải qua không ít sóng gió khi ... |
Thực hư đám cưới chú rể kém cô dâu 21 tuổi ở Thanh Hoá
Đám cưới của cặp vợ chồng "đũa lệch" ở Thanh Hoá hiện trở thành tâm điểm chú ý trên mạng. |