1. Chi tiêu nhiều hơn bạn kiếm được
CNBC đưa ra số liệu cho thấy, khoảng 1/5 người Mỹ chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được và 38% bị vỡ nợ.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ thói quen này, dù kiếm được tiền ít nhưng lại muốn tiêu phung phí, mua đồ đắt tiền hay mua cả những thứ không cần đến. Ngay cả khi gần hết tiền vẫn cố tiêu nốt hay mang tư tưởng làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, tháng sau có lương sẽ tiết kiệm là sai lầm. Nhà đầu tư John Templeton đưa ra phương châm 50% thu nhập kiếm được là để tiết kiệm. Nếu như 50% là con số lớn và bạn không đủ tiền tiêu thì hãy tiết kiệm 10-15% thu nhập kiếm được.
2. Sử dụng thẻ tín dụng như tiền miễn phí
Thẻ tín dụng là vũ khí trong kho tài chính của bạn. Như tất cả các loại vũ khí, chúng có thể được dùng như một thứ chiến lược nhưng cũng có thể thể tự bắn vào chân bạn. Theo CNBC, trung bình một hộ gia đình Mỹ nợ thẻ tín dụng 16.748 USD.
Chiếc thẻ tín dụng là yếu tố dẫn đến những thói quen xấu nhất vè tiền bạc, cho bạn tiêu thoải mái và bỏ qua các kế hoạch chi tiêu. Cho nên thay vì dùng vô tội vạ tiền trong thẻ tín dụng bạn cần phải chú ý suy nghĩ kỹ trước khi chi tiêu.
3. Nghĩ bạn không đủ thông minh
Ngày nay, người tiêu dùng phải kiểm soát được vấn đề tài chính của bản thân. Ban phải hiểu về bảo hiểm y tế, vấn đề tiết kiệm, tiết kiệm gửi góp. Bạn có thể tìm hiểu về tài chính, cách sử dụng tiền và đầu tư. Bởi chỉ có cách này bạn mới quản lý tiền của mình có tốt hơn.
Bạn có đủ thông minh để tìm hiểu các kiến thức tài chính. Nếu chỉ quan niệm đầu tư hay quản lý tài chính cá nhân là điều rất khó và bạn không chịu học cách đầu tư, học cách kiểm soát tiền bạc thì sớm muộn gì cũng có thể bị lâm vào khủng hoảng.
4. Dừng thắc mắc quá nhiều về tiền lương
Nhiều người tiêu tiền không tiết kiệm và không có kế hoạch nên nên bắt đầu phàn nàn về chuyện lương quá thấp nên mới không đủ chi tiêu. Đàm phán để tăng lương hay ít nhất là nói chuyện với sếp để họ hiểu những bạn đang cần. Nếu bạn được đánh giá cao, có thể sẽ được tăng lương. Thay vì cứ mãi thắc mắc về chuyện thu nhập, hãy kiểm tra lại khả năng chi tiêu và tìm cách cải thiện kỹ năng của bạn về tiêu tiền nhằm tiết kiệm.
Đôi khi đòi hỏi tăng lương chưa phải là điều hay. Nếu mức lương tăng 1-3% nhưng đôi khi lạm phát cũng ảnh hưởng túi tiền của bạn. Thậm chí với nhiều người đôi khi tăng lương còn khiến cho thói quen "vung tay" khi chi tiêu nhiều hơn bởi suy nghĩ có nhiều tiền sẽ cần tiêu nhiều cho các nhu cầu của cuộc sống.
5. Suy nghĩ nhiều tiền hơn mang lại hạnh phúc
Tiền mang lại hạnh phúc nhưng chỉ là một khía cạnh nào đó. Các nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm mua hàng và đóng góp cho các quỹ từ thiện là cách để mang lại niềm hạnh phúc dài hơn cho bản thân.
Nếu có nhiều tiền mà bạn không biết quản lý chi tiêu, dùng vô tội và, không có kế hoạch luôn lâm vào cảnh "cháy túi" khiến bản thân mệt mỏi và đau đầu.
6. Suy nghĩ quá hài lòng với những gì bạn đang có
Một người Mỹ có thể kiếm được 2 triêu USD trong suốt quãng thời gian đi làm. Nhưng nếu tăng thu nhập 8%/năm thì mức thu nhập cả đời sẽ là 3 triệu USD, còn nếu không cố gắng thì mức thu nhập này có thể giảm đáng kể dưới 1 triệu USD. Cho nên vấn đề quan trọng là phát triển sự nghiệp của bạn đừng nên chỉ quá hài lòng với những gì bạn đang có.
Nếu chưa tìm được công việc mới, bạn đừng nên nghỉ việc. Thời gian bạn không có việc làm sẽ khiến cho tài chính cá nhân bị thiếu nghiêm trọng, bạn không có để trang trải chi phí cho ăn uống, sinh hoạt.