9 tấn vải thiều chín sớm đầu tiên của Hải Dương đã tới Australia

Đây là năm thứ 5 liên tiếp, vải u hồng của Hải Dương có mặt tại Australia. Loại vải này được giới chuyên gia và khách hàng tại đây đánh giá có vị thơm, ngọt thanh.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết sáng 12/6, 9 tấn vải u hồng của huyện Thanh Hà đã tới Australia và được phân phối tại các siêu thị, báo Hải Dương đưa tin.

Giới chuyên gia và khách hàng tại đây đánh giá vải u hồng của Hải Dương có vị thơm, ngọt thanh. Như vậy, sau khi được chấp thuận từ năm 2015, đây là năm thứ 5 liên tục, vải u hồng của Hải Dương có mặt tại Australia. 

Lô vải thiều chín sớm đầu tiên trong năm nay của Hải Dương được xuất khẩu sang Australia bởi Công ty 4 Ways Fresh, có trụ sở tại Australia. Công ty này chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, người dân huyện Thanh Hà đã thu hoạch xong diện tích vải thiều sớm. Năm nay, giá vải loại này tương đối ổn định, thời gian đầu đạt 60.000 đồng/kg, bình quân cả vụ đạt 30.000 đồng/kg. Với sản lượng 22.000 tấn, tổng giá trị vải sớm của huyện Thanh Hà đạt khoảng 660 tỉ đồng

Tại các điểm cân trên địa bàn huyện Thanh Hà, vải thiều loại đẹp trong ngày 10/6 được mua với gia từ 36.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 7.000 đồng/kg so với ngày 9/6.

Vải thiều chất lượng, mẫu mã kém cũng được thu mua về sơ chế với giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Người dân thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Nguyên nhân giá vải tăng cao do năm nay sản lượng vải thiều chính vụ không nhiều. Theo nhiều thương lái, vải thiều chính vụ năm nay tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, một số đưa đi xuất khẩu sang Singapore, Australia, Hàn Quốc.

.

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.