Ai chịu trách nhiệm vụ người đàn ông uống cà phê bị dây điện rớt xuống giật tử vong?

Theo luật sư, cần xác định cá nhân, tổ chức trong việc quản lí, sử dụng đường dây tải điện này đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình chưa.

Khoảng 9h sáng 17/8, ông Lương Nhựt Hòa (60 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) đang ngồi uống cà phê tại quán vỉa hè trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (phường 2, quận Tân Bình) thì bị dây điện phía trên đứt rơi trúng người.

Ông Hòa sau đó bị điện giật nằm bất động trên vỉa hè. Được người dân đưa đi cấp cứu nhưng người đàn ông không qua khỏi.

điện giật

Gia đình ông Hòa chuẩn bị hậu sự tối 17/8. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Liên quan vấn đề trách nhiệm, bồi thường trong vụ việc này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP HCM) trích dẫn Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về "Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra".

Theo đó, nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Luật sư Hùng đánh giá, theo quy định của pháp luật, dây điện thuộc hệ thống tải điện nên được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. "Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm dây điện rớt làm khách uống cà phê tử vong cần xác định: Việc quản lí, sử dụng, bảo quản, bảo trì đường dây điện này theo đúng quy trình không? Ai có lỗi trong quy trình này không?", luật sư phân tích.

Theo đó, nếu không ai có lỗi trong việc dây điện rớt dẫn đến người tử vong thì không ai phải chịu trách nhiệm. Trường hợp dây điện này rớt xuống đường do lỗi của người chủ sở hữu đường dây tải điện hoặc người chiếm hữu, sử dụng thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

"Như vậy, để xác định ai phải chịu trách nhiệm trong việc dây điện rớt xuống đường thuộc trách nhiệm của ai thì phải xác định cá nhân, tổ chức trong việc quản lí, sử dụng đường dây tải điện này đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình chưa. 

Nếu cá nhân, tổ chức nào thiếu trách nhiệm dẫn đến tử vong này thì cá nhân, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm. Nếu chỉ là sự kiện bất khả kháng thì không ai phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này", luật sư Hùng nêu.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.