Ai sẽ bị phạt nếu ra đường ở Hà Nội từ hôm nay?

Từ hôm nay, tại Hà Nội, nếu người dân không thuộc đối tượng được phép mà vẫn đi ra đường thì sẽ bị xử phạt.

Tại cuộc họp với các đơn vị liên quan chiều 3/4, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách li xã hội, vận động người dân hạn chế ra đường, không tụ tập đông người. 

Ông Chung yêu cầu từ hôm nay (4/4), các phường, xã phải tổ chức đi kiểm tra và xử phạt người dân ra đường không đúng nội dung cho phép.

Vậy, trường hợp nào được phép ra đường và ai ra đường sẽ bị phạt ở Hà Nội? 

Ai sẽ bị phạt nếu ra đường ở Hà Nội từ hôm nay? - Ảnh 1.

Người dân không thuộc đối tượng được phép mà vẫn đi ra đường phố Hà Nội sẽ bị xử phạt (Ảnh tư liệu minh họa: Di Linh).

Liên quan đến vấn đề này, ngày 3/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng hướng dẫn thực hiện cách li xã hội

Theo nội dung văn bản, Thủ tướng yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc cách li xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. 

Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, Thủ tướng yêu cầu người dân ở  nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp cần thiết.

Các trường hợp cần thiết được phép ra ngoài bao gồm:

1. Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác.

2. Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn…

3. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở sau:

Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... 

Như vậy, tại Hà Nội, nếu người dân không thuộc các trường hợp nói trên mà vẫn đi ra đường thì sẽ bị xử phạt.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.