Ai sẽ hưởng lợi khi Việt Nam thiếu hàng nghìn MW điện mỗi năm?

Trong bối cảnh nguồn cung điện tại Việt Nam được dự báo đang thiếu khoảng 5.000 MW/năm, các doanh nghiệp xây dựng điện, cung cấp nguyên liệu khí đầu vào... được cho là có cơ hội tăng trưởng khả quan bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất điện.

Quí IV dự báo sẽ tiếp tục thiếu điện

Báo cáo triển vọng ngành quí IV/2020 của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết sản lượng điện thương phẩm 9 tháng đầu năm 2020 tăng 3,1% so với cùng kì năm trước (YoY).

Lũy kế 9 tháng, sản lượng điện sản xuất và thương phẩm toàn hệ thống lần lượt là 185,4 tỉ kWh, tăng 2,7% YoY và 162,3 tỉ kWh, tăng hơn 3% YoY.

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị đã khởi công được 107 dự án về lưới điện cho các cấp điện áp từ 110 kV đến 500 kV; đóng điện và đưa vào vận hành 100 dự án.

Việt Nam thiếu 5.000 MW/năm, doanh nghiệp ngành điện nào đang chiếm ưu thế? - Ảnh 1.

Cân đối cung - cầu điện 2021-2025 (ĐVT: tỉ kWh). (Nguồn: BSC Research)

BSC Research dự kiến trong quí IV/2020, sản lượng điện tiếp tục duy trì mức tăng 3 - 4% YoY, do nhu cầu tiêu thụ điện tăng trở lại từ sau đợt giãn cách xã hội vì COVID-19. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện được dự báo tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. 

Trong quí VI/2020, ngành điện dự kiến thực hiện các dự án như như công trình đường dây 500 kV mạch 3 Vũng Áng – Dốc Sỏi – Pleiku 2; đấu nối, cấp điện thử nghiệm cho các nhà máy điện mặt trời BOT Hải Dương, Nghi Sơn, Vân Phong và các dự án giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo.

Theo EVN, Việt Nam cần thêm 5.000 MW/năm cho phát triển trong giai đoạn 2021-2025.

Triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp có sự phân hóa rõ rệt

Theo BSC Research giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) có xu hướng giảm. Giá CGM trung bình đạt 983 đồng/kWh trong 9 tháng đầu năm 2020, giảm 17% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Giá điện CGM tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm tới sẽ làm giảm sản lượng trên thị trường cạnh tranh của nhóm nhiệt điện, còn nhóm thủy điện sẽ được ưu tiên huy động do lợi thế về chi phí sản xuất, BSC Research cho hay.

a - Ảnh 1.

Kêt quả kinh doanh dự kiến của một số doanh nghiệp ngành điện năm 2020. (Nguồn: BSC Research).

Báo cáo của BSC cũng cho thấy đa số các doanh nghiệp điện suy giảm về lợi nhuận. Trong đó, khối các công ty thủy điện gặp ảnh hưởng mạnh nhất với tổng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2020 lần lượt đạt 6.050 tỉ đồng, giảm 12,6% và 1.618 tỉ đồng, giảm 37,6% so với cùng kì năm trước.

Với nhóm doanh nghiệp thủy điện lớn (có hồ điều tiết mùa), BSC dự báo tình hình thuỷ văn thuận lợi trong thời gian tới, BSC kì vọng triển vọng lợi nhuận tích cực đối các doanh nghiệp như Công ty CP Cơ điện lạnh (Mã: REE) hay Công ty CP Xây lắp điện (Mã: PC1) do các doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần tại nhiều nhà máy thuỷ điện trong danh mục. 

Trong khi đó, với nhóm nhiệt điện than, lượng mưa nhiều làm giảm tỉ lệ huy động từ các nhà máy nhiệt điện của A0 đồng thời giữ giá bán điện CGM ở mức thấp. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhiệt điện than như Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC)Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng (Mã: HND)

Với nhóm doanh nghiệp nhiệt điện khí, nguồn cung khí năm 2021 dự kiến được cải thiện nhờ huy động thêm từ mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt mới được đưa vào khai thác. Do đó, Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (Mã: POW) và Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch (Mã: NT2) được kì vọng sẽ phục hồi mạnh về sản lượng trong  năm 2020 và 2021. 

Với nhóm công ty xây lắp điện, nhu cầu xây lắp tăng cao cũng dự báo mang về kết quả kinh doanh khả quan cho các doanh nghiệp đầu ngành như Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (Pecc2 - Mã: TV2) hay Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1 - Mã: PC1).

Nhiều doanh nghiệp dự báo tăng trưởng khả quan 2021-2022

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) dự báo, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (Mã: GAS) cũng sẽ hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu LNG trong thời gian tới. 

HSC điều chỉnh dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 lên 9.625 tỉ đồng, tăng trưởng 20,6% và dự báo năm 2022 tăng trưởng 7,4%. 

Việt Nam thiếu 5.000 MW/năm, doanh nghiệp ngành điện nào đang chiếm ưu thế? - Ảnh 3.

Dự báo cũ và dự báo mới của HSC về kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nguồn: HSC.

Đồng nhận định khả quan, với Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (Mã: PVT), HSC cho rằng doanh nghiệp này cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng đối với than và LNG nhập khẩu phục vụ sản xuất điện. 

Do đó, đơn vị này điều chỉnh tăng 14% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 lên 628 tỉ đồng và dự báo năm 2022 tăng trưởng 2,6%. 

Còn với POW, dự kiến có thêm 2 nhà máy điện LNG với công suất 750 MW mỗi nhà máy, sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2023 và 2024. 

HSC điều chỉnh giảm 5,7% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 xuống 2.115 tỉ đồng, tăng trưởng 6,8% và dự báo năm 2022 tăng trưởng 2,5%. 

Với GEG, doanh nghiệp này cũng được dự báo hưởng lợi từ sự gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT cho điện gió cũng như việc áp dụng hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho điện mặt trời.

chọn
Hình ảnh đường song hành Vành đai 4 dần thành hình đoạn qua Vinhomes Đan Phượng
Đường song hành Vành đai 4 – vùng Thủ đô đi qua huyện Đan Phượng với chiều dài 6 km, nhiều đoạn đã thảm nhựa, trong đó có đoạn đầu cầu Hồng Hà.