Doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi gì khi RCEP sắp được kí kết?

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kì vọng mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam hưởng lợi gì khi RCEP - hiệp định thương mại lớn nhất thế giới sắp được kí kết? - Ảnh 1.

RCEP là ưu tiên tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam. (Ảnh: VGP).

RCEP dự kiến được kí kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (từ ngày 9 - 15/11) tại Hà Nội.

Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Theo báo Chính phủ, Hiệp định RCEP khi được kí kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu hoặc loại bỏ thuế quan đối với một số loại hàng hóa cũng sẽ tạo ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ nhiều lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.

Đánh giá về tầm quan trọng của Hiệp định này với doanh nghiệp Việt Nam, báo Chính phủ dẫn lời Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: "Đối với Việt Nam, RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của nước ta hàng năm vượt 30 tỉ USD".

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, với chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô…

Bàn về lợi ích mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ RCEP, theo báo Đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các qui định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.

Đơn cử, Việt Nam có thể nhập khẩu chip điện tử từ Nhật Bản, Hàn Quốc; nhập nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, sau đó sản xuất trong nước và xuất đi nước khác, đồng thời thỏa mãn qui tắc xuất xứ nội khối để tận dụng được ưu đãi thuế quan.

Theo báo Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán liên quan đến RCEP đã được hoàn tất. Hiện tại, 15 nước tham gia đàm phán đang hoàn tất các thủ tục nội bộ. Nếu thủ tục được hoàn tất kịp thời, lễ kí kết Hiệp định RCEP sẽ diễn ra vào ngày 15/11 tới đây.

Khi được kí kết và đi vào thực thi, RCEP sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với GDP chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỉ USD, chiếm 47,5% dân số thế giới. 

RCEP sẽ tạo ra một không gian phát triển mới cho các nước thành viên ASEAN để có thể hồi phục kinh tế, tăng trưởng trong thời gian tới.


chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.