Ăn ốc bươu vàng tái chanh, 4 em nhỏ bị viêm màng não

Thấy người lớn ăn ốc bươu vàng tái chanh, các em đã lên mạng tìm hiểu cách ăn này và làm theo dẫn đến bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng.
an oc buou vang tai chanh 4 em nho bi viem mang nao Bệnh viêm não mô cầu cực nguy hiểm lại xuất hiện ở Hà Nội
an oc buou vang tai chanh 4 em nho bi viem mang nao Thêm một trường hợp nhiễm não mô cầu ở TP HCM
an oc buou vang tai chanh 4 em nho bi viem mang nao
Người dân cần thực hiện ăn chín những thức ăn chế biến từ ốc, cua, tôm, cá... để tránh bị ngộ độc. (Ảnh THĐT)

Bệnh viện (BV) Đa khoa Đồng Tháp cho tiếp đã tiếp nhận và điều trị cho 4 em nhỏ ở P.2, TP.Cao Lãnh bị ngộ độc do ăn ốc bươu vàng tái chanh. Các bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nôn ói và nhức đầu. Sau khi tiến hành khám và xét nghiệm cả bốn bệnh nhi đều được chẩn đoán bị viêm màng não.

Bệnh nhân nhi, em T.L.Đ kể lại: Do thấy nhiều người ăn sống ốc bươu vàng với chanh nên em đã lên mạng internet tìm hiểu cách ăn này và làm theo. Sau khi bắt ốc xong, bọn em đã trộn cùng chanh và muối tiêu để ăn sống. Một lúc sau, 2 đứa nhỏ nhất có biểu hiện bị ngứa, nhức và bị mệt người. Còn em ăn xong ngứa và có biểu hiện giống sốt nên được đưa đi bệnh viện.

Bà Trần Thị Hoa (người thân của em T.L.Đ) cho biết, cả nhà không hay biết mấy đứa cháu ăn ốc bươu vàng, chỉ đến khi mấy đứa nhỏ có biểu hiện lạ mới vội đưa vào viện kiểm tra.

Sau một tuần điều trị kịp thời, hiện sức khỏe 4 bệnh nhân nhi đã khá hơn nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm - Trưởng khoa Nhiễm (BV Đa khoa Đồng Tháp) cho biết, bốn em có chung một triệu chứng là nhức đầu nhiều, có dấu hiệu rối loạn tri giác, trong đó hai em có dấu hiệu yếu liệt, một em liệt dây thần kinh số 6 gây ra lé mắt và một em yếu chi.

Trước đó bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp đã điều trị nhiều trường hợp tương tự nhưng người dân vẫn chủ quan.

Nói về việc ăn sống ốc bươu vàng, bác sĩ Thắm khẳng định: ‘Ốc tái chanh chỉ làm màu con ốc chuyển từ trong sang đục khiến người dân lầm tưởng ốc đã chín nhưng thực sự nó không giết được con ký sinh trùng. Ngoài ra ở tôm, cua, cá, rau thủy sinh ký sinh trùng vẫn tồn tại nên cách tốt nhất là nấu chín thức ăn để phòng bệnh”.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.