Từ năm 1950, Hồng Kông (Trung Quốc) ra pháp lệnh cấm giết chó, mèo làm thực phẩm. Bất cứ cá nhân nào nếu vi phạm có thể bị phạt số tiền lên tới 650 USD (15 triệu đồng) và 6 tháng tù giam.
Các đối tượng có hành vi buôn bán, vận chuyển hay ngược đãi chó mèo thậm chí còn phải chịu mức xử phạt nghiêm khắc hơn với số tiền lên tới 200.000 USD (gần 5 tỷ đồng) và 3 năm tù giam. Tuy nhiên, Hồng Kông (Trung Quốc) lại không đưa ra quy định cụ thể về cấm ăn thịt chó, mèo.
Hồng Kông (Trung Quốc) cấm giết chó, mèo làm thực phẩm |
Sau Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) trở thành khu vực thứ 2 ở châu Á đưa ra các khung xử phạt nặng đối với hành vi giết chó, mèo để ăn thịt.
Tháng 4/2017, Đài Loan chính thức thông qua đạo luật bảo vệ động vật, áp dụng mức phạt 250.000 Đài tệ (khoảng 186 triệu đồng) cho người bị phát hiện ăn thịt chó, mèo và 2 triệu Đài tệ (gần 1,5 tỉ đồng) đi kèm với 2 năm tù giam cho các hành vi đối xử tàn nhẫn hoặc giết mổ chó, mèo.
Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã ra quy định cấm ăn thịt chó mèo, để cải thiện tình trạng bảo vệ động vật sau loạt vụ việc tàn nhẫn khiến công chúng phẫn nộ.
Việc ăn thịt chó từng rất phổ biến ở Đài Loan (Trung Quốc) |
Giống một số vùng đất châu Á, việc ăn thịt chó khá phổ biến ở Đài Loan vài thập kỷ trước. Hiện giờ, ít người ăn món này hơn, nhưng vẫn có nhiều hàng quán bị phát hiện bán thịt chó trong những năm gần đây.
Ở Thái Lan, các hành động đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc hay bất cứ hành vi ngược đãi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần cho chó, mèo, gây bệnh hoặc khiến chúng tử vong sẽ bị quy thành tội danh hành hạ động vật và đối mặt với án phạt 2 năm tù giam cùng mức nộp phạt 1.663 USD (gần 387 triệu đồng).
Ngược đãi chó mèo tại Thái Lan sẽ đối mặt với mức án 2 năm tù giam |
Tại thủ đô Manila của Philippines, lệnh cấm giết mổ chó mèo làm thịt bắt đầu có hiệu lực từ năm 1982. Tuy nhiên, điều luật này có một lỗ hổng là cho phép giết mổ chó mèo vào các dịp lễ truyền thống tại địa phương.
Lệnh cấm chỉ mang tính chất răn đe, không có nhiều hiệu quả, tới năm 1998 giới chức Philippines phải tăng hình phạt đối với các hành vi mua bán, giết mổ chó, mèo. Cụ thể, người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền.
Thịt chó là món ăn quen thuộc của người Hàn Quốc với khoảng 1 triệu con chó bị giết hại mỗi năm. Tuy nhiên số người ăn thịt loài động vật này hiện đã giảm xuống vì ngày càng có nhiều người Hàn Quốc coi chó là người bạn thân thiết nhất.
Nhiều năm gần đây, giới trẻ Hàn Quốc bắt đầu lên tiếng phản đối truyền thống ăn thịt chó, đặc biệt ngày hội ăn thịt chó “Bok-nal” vào ngày hè oi nóng.
Trước đó, tập tục ăn thịt chó của người Hàn Quốc cũng bị khách nước ngoài phê phán tại thế vận hội năm 1988 và World Cup 2002 diễn ra ở thủ đô Seoul.
Ngày càng nhiều người Hàn Quốc coi chó mèo là người bạn thân thiết |
Khoảng 17.000 trang trại chó đang tồn tại trên khắp Hàn Quốc. Những nơi này cũng thường kiêm luôn việc giết mổ. Dù vậy, đây vẫn là hoạt động mà luật pháp Hàn Quốc vẫn chưa có quy định.
Không có lệnh cấm cụ thể, cơ quan chức năng đã viện dẫn các quy định về vệ sinh hay luật bảo vệ động vật với các điều khoản quy định cấm việc giết mổ tàn nhẫn để hạn chế hoạt động của các trang trại chó và nhà hàng trước những sự kiện lớn như Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.
Tổ chức bảo vệ động vật Care hồi năm ngoái đã đệ đơn lên tòa án kiện một chủ trại chó ở thành phố Bucheon vì đã giết chó mà "không có lý do chính đáng" và cho rằng việc làm này vi phạm các quy định về vệ sinh.
Kết quả là chủ trạng trại này đã bị tòa án kết tội và phải nộp phạt 3 triệu won (2.700 USD). Phán quyết của tòa án được kỳ vọng sẽ mở đường cho việc cấm hoàn toàn việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc.
Tin nóng trong ngày: Khách tây ăn thịt chó; 9 cơn bão xuất hiện cùng nhau
Tranh cãi về việc ăn thịt chó và sự xuất hiện của 9 cơn bão cùng lúc là những tin nóng trong ngày 13/9. |
Khách tây ăn thịt chó: Người rùng mình kinh hãi, kẻ 'ứa nước miếng' khen ngon
Nhiều bạn đọc, du khách nước ngoài đã chia sẻ trải nghiệm về việc ăn thịt chó cũng như kinh nghiệm để không ăn nhầm ... |