ATIGA sắp có hiệu lực: 300-500 nghìn tấn đường nhập lậu hàng năm sẽ được đi chính ngạch

Chỉ còn hơn một tháng Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ chính thức có hiệu lực (1/1/2018) và sẽ tác động mạnh đến ngành mía đường, nhất là người dân trồng mía.
atiga sap co hieu luc 300 500 nghin tan duong nhap lau hang nam se duoc di chinh ngach Bầu Đức bán mảng mía đường cho đại gia Đặng Văn Thành giá 1.330 tỷ
atiga sap co hieu luc 300 500 nghin tan duong nhap lau hang nam se duoc di chinh ngach Gây thất thoát 70 tỷ đồng, Nguyên Tổng Giám đốc công ty mía đường lãnh án
atiga sap co hieu luc 300 500 nghin tan duong nhap lau hang nam se duoc di chinh ngach
ATIGA có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập 11 vạn hộ nông dân trồng mía với 38 vạn lao động và 10 vạn công nhân trong các nhà máy đường. Ảnh: TTCs

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN cam kết lộ trình 2015-2018. Ngày 01/01/2018, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết với thuế suất nhập khẩu trong khối phải đưa xuống chỉ còn 5%. Trong ATIGA có bỏ hạn ngạch thuế quan nội khối đối với sản phẩm đường

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, nếu ATIGA được thực hiện, 300-500 nghìn tấn đường nhập lậu hàng năm sẽ được đi qua cửa nhập khẩu chính ngạch và chắc chắn con số này sẽ cao hơn gấp nhiều lần con số trên.

Về phía các nhà máy đường để đảm bảo hiệu quả sản xuất cần có công suất ép từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên, nhưng cả nước chỉ có 8 nhà máy đạt được công suất này; 11 nhà máy công suất 3.000 tấn mía/ngày và 22 nhà máy công suất dưới 3000 tấn mía/ngày.

Nhiều khả năng các nhà máy có công xuất dưới 3.000 tấn mía/ngày phải đóng cửa vì thua lỗ. Hệ lụy là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập 11 vạn hộ nông dân trồng mía với 38 vạn lao động và 10 vạn công nhân trong các nhà máy đường. Ước tổng số tiền thiệt hại lên tới 10 nghìn tỷ đồng.

Ông Đỗ Thành Liêm, Phó chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, Giám đốc Cty CP VietSugar, cho rằng, nếu ATIAGA có hiệu lực các doanh nghiệp ít bị thiệt hại hơn người dân trồng mía do có thể nhập đường thô để tinh luyện thay vì mua mía nguyên liệu của nông dân.

atiga sap co hieu luc 300 500 nghin tan duong nhap lau hang nam se duoc di chinh ngach
Theo đánh giá, chỉ những nhà máy có công suất ép từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên mới đảm bảo hiệu quả sản xuất trước ATIGA. Trong ảnh nhà máy của Cty CP đường Việt Nam có công suất ép 10.000 tấn mía/ngày. Ảnh: Khải An

“Hiện năng suất thu hoạch mía trên 1 hecta tại Việt Nam còn thấp, trung bình khoảng 50 -60tấn/ha, trong khi Thái Lan là 70 tấn/ha.

Ngoài ra, trữ lượng đường nơi cây mía còn thấp, cộng với các loại thuế phí, giá nhân công cao (do chưa sử dụng cơ giới hóa trong thu hoạch) dẫn đến giá đầu vào cao nên khi đưa ra thị trường giá mía đường Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực và các thị trường khác trên thế giới nhất là khu vực Nam Mỹ”, ông Liêm chia sẻ.

Theo ông TS Cao Anh Đương, Viện trưởng viện Nghiên cứu mía đường thuộc Bộ NN PTNT, hiện các giống mía cho năng suất và trữ lượng đường cao như Thái Lan, Việt Nam cũng đã có tuy nhiên do diện tích canh tác nhỏ nên sản lượng còn thấp.

“Tại Việt Nam, đất trồng mía gần như là loại đất xấu. Khi không còn trồng được cây gì người ta mới tiến hành trồng mía.

Tại khu vực miền Bắc và Trung bộ, diện tích trồng mía không tập trung. Nhiều hộ trồng trên vài sào và gần như không chăm sóc nên sản lượng thấp.

Nếu chúng ta trồng tập trung trên diện tích lớn và cải tiến phương thức sản xuất năng suất sẽ tăng cao, giảm giá thành và có thể cạnh tranh được khi ATIGA có hiệu lực”, TS Cao Anh Đương nhận định.

Ngoài ra, vị Viện trưởng cũng cho rằng việc các nhà máy mía đường chưa minh bạch trong việc báo cáo trữ lượng đường không chỉ làm người trông mía thiệt hại, vô hình trung làm ngành mía đường thiệt hại do trữ lượng đường của cây mía Việt Nam luôn thấp hơn các quốc gia khác.

atiga sap co hieu luc 300 500 nghin tan duong nhap lau hang nam se duoc di chinh ngach
Hiện các giống mía cho năng suất và trữ lượng đường cao như Thái Lan, Việt Nam cũng đã có tuy nhiên do diện tích canh tác nhỏ nên sản lượng còn thấp. Ảnh: TTCs

Để hỗ trợ người dân trồng mía trước ATIGA, PCT Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng Chính phủ nên tạo điều kiện để nông dân được sử dụng nhiều đất canh tác hơn.

“Đối với ngành mía đường, diện tích canh tác rất quan trọng, không thể trồng mía với vài ba sào (mỗi sào 1.000m2) hay 1 – 2 hecta.

Ở Thái Lan, người trồng mía qui mô nhỏ cũng đã sử dụng 7-10ha, trung bình là 20-25ha và lớn từ 70 đến vài trăm hecta. Do đó, cần tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện được sử dụng nhiều đất để trồng mía, nhất là trong bối cảnh hội nhập”, PCT Hiệp hội mía đường Việt Nam chia sẻ.

Ngoài ra, ông Liêm cũng đề nghị Chính phủ cần bảo hộ mặt hàng nông sản tươi sống bằng cách giảm các loại thuế, phí.

“Để cây mía đến được nhà máy buộc phải di chuyển qua nhiều trạm cân, trạm thu phí… điều này làm giá đầu vào tăng dẫn đến giá đầu ra phải cao.

Chúng ta có thể áp dụng mô hình Chính phủ Thái Lan áp dụng cho ngành mía đường của họ. Thái Lan đã thành công và trở thành nước xuất khẩu đường thứ 2 thế giới. Theo tôi, chúng ta có thể làm được như Thái Lan nếu mạnh dạng thay đổi tư duy”, ông Liêm dẫn chứng.

atiga sap co hieu luc 300 500 nghin tan duong nhap lau hang nam se duoc di chinh ngach Vinamilk chính thức bước chân vào ngành mía đường: Cơ hội cho nông dân trồng mía

“Việc một doanh nghiệp có năng lực về tài chính và quản lý như Vinamilk chính thức bước vào ngành mía đường sẽ tạo cơ ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.