Bà Merkel tái đắc cử nhiệm kỳ 4

Bà Angela Merkel đã tuyên thệ nhậm chức với tư cách là thủ tướng Đức sau cuộc bỏ phiếu hôm 14-3 (giờ địa phương).

Bà Angela Merkel đã tuyên thệ nhậm chức với tư cách là thủ tướng Đức sau cuộc bỏ phiếu hôm 14-3 (giờ địa phương).

Đài CNN cho biết trong cuộc bỏ phiếu kín, 364/709 thành viên Quốc hội Đức đã ủng hộ bà Merkel tiếp quản nhiệm kỳ 4, nhiều hơn 9 phiếu so với yêu cầu 50%. Tổng cộng 315 nghị sĩ từ các đảng phái đã không bỏ phiếu bầu lại bà.

Chiến thắng của bà Merkel đánh dấu bước đi cuối cùng trên con đường dẫn tới việc thành lập chính phủ mới và sự tái xuất của "Đại liên minh" (GroKo) giữa liên minh Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU)/Liên đoàn Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD).

Cựu lãnh đạo SPD Martin Schulz ban đầu phản đối thành lập GroKo, đồng thời cam kết đưa đảng của ông vào thế đối lập. Nhưng sau đó, ông thay đổi quan điểm sau khi các cuộc đàm phán liên minh giữa CDU, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) sụp đổ hồi tháng 11 năm ngoái.

ba merkel tai dac cu nhiem ky 4

Bà Merkel nhận lời chúc mừng sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 4 hôm 14-3. Ảnh: Reuters

Theo đài CNN, diễn biến nói trên đồng nghĩa với việc Đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) chính thức trở thành đảng đối lập dẫn đầu trong Quốc hội. AfD được thành lập năm 2013 và được biết đến với đường lối chống nhập cư trong cuộc bầu cử vào tháng 9-2017.

AfD đã vươn lên vị trí thứ ba trong cuộc bầu cử với 12,6% số phiếu bầu, trong khi các chính trị gia của đảng đã vận động để chống lại Thủ tướng Merkel cùng với các chính sách của bà. Theo kết quả bầu cử hồi tháng 9-2017, đồng Chủ tịch AfD Alexander Gauland tuyên bố đảng của ông sẽ phản đối mạnh mẽ chính phủ mới.

Ngày 16-3, bà Merkel dự kiến đến thủ đô Paris để thảo luận về các kế hoạch cải cách của Liên minh châu Âu (EU) với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước thềm hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào ngày 22 và 23-3.

Bà Merkel lập luận rằng EU phải ngày càng quan tâm đến lợi ích của khối dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đã đặt câu hỏi về mối quan hệ quốc phòng xuyên Đại Tây Dương và đe doạ một cuộc chiến tranh thương mại.

Ngoài ra, Berlin chủ trương hợp tác chặt chẽ hơn nữa với EU về quốc phòng, nhập cư và kế hoạch thành lập một quỹ tiền tệ châu Âu.

chọn