Bãi tắm tiên ven sông Hồng ở Hà Nội lên báo nước ngoài

"Tắm tiên giúp chúng tôi cảm thấy tự do", ông Lam, 67 tuổi, một giáo viên dạy toán về hưu, hồ hởi nói.
bai tam tien ven song hong o ha noi len bao nuoc ngoai
Sông Hồng là địểm hẹn của các thành viên trong nhóm "tắm tiên", hay còn gọi là câu lạc bộ yêu sông Hồng. Ảnh: Mediacorp

Nữ phóng viên Tan Qiuyi của Channel News Asia viết về trải nghiệm của cô khi có dịp tiếp xúc với những người tắm tiên ở ven sông Hồng, Hà Nội. Dưới đây là bản lược lịch bài viết của Tan Qiuyi.

Tôi từng nghe nói về những người "tắm tiên" ven sông Hồng từ cách đây hai năm. Tắm trần ở giữa thủ đô Hà Nội ư? Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đúng là thế đấy.

Câu lạc bộ 'yêu sông Hồng'

Những người tụ tập tắm tiên ở đây là thành viên của câu lạc bộ 'yêu sông Hồng', từ người đã nghỉ hưu, giáo viên, công nhân, luật sư, sinh viên, thậm chí có cả người truyền giáo và cảnh sát, sĩ quan quân đội. Có nhiều người trong số họ đã lên chức ông và mang cả cháu, chắt đi cùng.

Lần đầu tiên tôi đặt chân tới đây, những người đàn ông, phần lớn là thành viên lớn tuổi, đã lấy vội quần áo để mặc. Tôi hiểu rằng không phải ai cũng thoải mái, khi bỗng dưng có một nữ phóng viên xuất hiện đúng lúc họ đang có khoảng thời gian thư giãn vui vẻ. Nhưng sau khi tôi tự giới thiệu, một số người đã tỏ ra thân thiện hơn.

"Tắm tiên giúp chúng tôi cảm thấy tự do", ông Lam, 67 tuổi, một giáo viên dạy toán về hưu, hồ hởi nói. Ông đã có "thâm niên" tắm trần ở đây 20 năm.

Ban đầu, gia đình và bạn bè đều không hài lòng với điều đó vì cho rằng đây là hành động của "những người không bình thường". Nhưng dần dần, họ đã thay đổi thái độ khi nhận thấy lợi ích sức khoẻ mà ông có được.

Trong khi đó cụ Ngoc, cụ ông 84 tuổi với mái tóc bạc phơi, cho biết: "Mọi bệnh tật đều biến mất hết. Tắm tiên còn tốt hơn cả bác sĩ chữa bệnh hay phẫu thuật".

"Hãy nhìn thân hình 6 múi của anh ấy đi", một người hét lớn, chỉ vào người đàn ông Long. Ông Long rút điện thoại ngỏ ý muốn chụp ảnh cùng tôi. Tôi mỉm cười lịch sự, cố gắng giữ khoảng cách vừa đủ để tránh đụng chạm vô ý. Ông Long năm nay 60 tuổi, hào hứng mời tôi đi uống bia.

bai tam tien ven song hong o ha noi len bao nuoc ngoai
Một trong số nhiều thiết bị phao tự chế của người đến tắm ở sông Hồng. Ảnh: Mediacorp

Tôi đưa mắt nhìn quanh, xung quanh là những thân hình trần trụi. Tôi cố gắng nhất có thể để không nhìn chằm chằm vào một ai đó, chỉ hướng mắt lên tầm ngang mặt và mắt của những người ở bãi tắm.

Không rõ nguồn gốc của câu lạc bộ, nhưng tắm trần không phải điều lạ ở Việt Nam. Hình ảnh này khá phổ biến ở các con sông, con suối ở vùng núi tây bắc, nhưng là điều khá kỳ cục ở các thành phố lớn.

Khoả thân không phải điều bất hợp pháp, trừ khi ở những nơi công cộng đông đúc, hay các trung tâm văn hoá và tôn giáo. Điều đó lý giải vì sao câu lạc bộ yêu sông Hồng không bao giờ bị "làm phiền".

Không dành cho tất cả

Hoàng hôn buông xuống, những người đàn ông mặc lại quần áo và ngồi trò chuyện trên bờ - một khoảng đất hẹp bên bờ sông được gia cố bằng gạch và những túi cát. Một số người tiếp tục tập xà, số khác tập yoga hay trồng chuối. Tất cả toát lên một tinh thần cộng đồng và yêu thể thao.

Nhưng bãi tắm tiên ở Hà Nội không dành cho tất cả mọi người. Đã có nhiều vụ chết đuối xảy ra ở con sông nổi tiếng có dòng chảy mạnh này.

Không phải ai cũng có cái nhìn thiện cảm với câu lạc bộ kỳ lạ. Đi ngược về phía cầu Long Biên, tôi gặp bà Lan. Người phụ nữ đang dắt cháu về từ một bãi tắm khác, nơi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều mặc quần áo khi bơi.

"Phơi ra như thế thì thoải mái đấy, nhưng chẳng hay ho gì. Đó là lựa chọn của họ thôi. Còn tôi, tôi sẽ chẳng bao giờ tới đó đâu", bà Lan nói.

bai tam tien ven song hong o ha noi len bao nuoc ngoai Vụ đánh ghen xát muối ớt gây rúng động ở Thái Nguyên lên báo Anh
bai tam tien ven song hong o ha noi len bao nuoc ngoai Cuộc sống sang chảnh của hội con nhà giàu Việt Nam lên báo nước ngoài
chọn
Cận cảnh cây cầu dẫn vào nút giao An Phú sắp đến hẹn hoàn thành
Cầu Giồng Ông Tố mới nằm trên tuyến đường Đồng Văn Cống, TP Thủ Đức. Đây là một trong những hạng mục quan trọng của nút giao An Phú, vốn được xem là nút giao đẹp nhất TP HCM khi hoàn thành.