Thủ tướng yêu cầu xử lý tình trạng lấn chiếm đất ven sông Hồng

Trước tình trạng lấn chiếm đất sông Hồng sau khi có thông tin Hà Nội dự kiến sẽ phê duyệt Đề án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6 tới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ra văn bản yêu cầu các cơ quan có liên quan xử lý vấn đề trên.

Theo Báo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý tình trạng chiếm đất ven sông Hồng.

Trước đó, báo chí đã nhiều lần phản ánh tình trạng chiếm dụng đất ven vùng quy hoạch, việc này không chỉ đe dọa lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác phòng, chống lũ lụt.

Hà Nội vào cuộc ngăn ngừa tình trạng lợi dụng quy hoạch sông Hồng trục lợi đất đai - Ảnh 1.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến sẽ được duyệt và công bố trong năm nay. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Theo phản ánh của Diễn đàn doanh nghiệp, Đề án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng hứa hẹn tạo ra sự chuyển mình cho TP Hà Nội với độ bao phủ trên diện tích khoảng 11.000 ha, kéo dài khoảng 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở thuộc địa bàn 55 phường, xã của 13 quận, huyện.

Tuy nhiên, dư luận đang vô cùng bức xúc và tỏ ra quan ngại khi tại nhiều địa phương xuất hiện tình trạng chiếm dụng đất ven vùng quy hoạch. Điều này gây ra những bất cấp trong quản lý đất đai, đe dọa lợi ích phát triển kinh tế xã hội và tiềm ẩn ngy cơ rủi ro trong đả bảo an toàn khu vực nội đô.

Nhiều công trình được xây lên trái phép, ngang nhiên tồn tại và được sử dụng sai mục đích. Trên địa bàn nhiều phường, xã, tình trạng chiếm dụng, "xẻ thịt" đất công vẫn diễn ra vô cùng rầm rộ cho thấy sự "buông lỏng" quản lý của chính quyền địa phương.

Trên thực tế, do lịch sử hình thành khu dân cư và phát triển hệ thống đê điều nên hiện nay nhiều xã, phường, thị trấn của TP Hà Nội có địa giới hành chính nằm ở các bãi ven sông, đặc biệt là các khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ… nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng, nhiều nơi thuộc các xã, phường thuộc khu vực di dời (theo quy hoạch phòng, chống lũ trước đây) gây ra khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị…

Theo Kinh tế Đô thị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội mới đây ban hành kết luận về chủ trương chỉ đạo đối với đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 theo đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND TP.

Đồ án phải đảm bảo tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan khác.

Đáng chú ý, trọng thông báo lần này, Hà Nội yêu cầu các cấp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng các công trình trái phép, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Trước đó, ngay khi có thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được công bố vào tháng 6 tới, giới đầu tư bất động sản lại tiếp tục đứng ngồi không yên, đổ về các địa phương tiếp giáp sông Hồng để tạo sóng, cảnh tượng mua bán, chào mời diễn ra tấp nập.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.