Xem thêm: Bản đồ quy hoạch TP HCM
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Vị trí giáp giới của quận như sau: phía Bắc giáp quận 12 qua sông Vàm Thuật và quận Thủ Đức qua sông Sài Gòn; phía Đông giáp quận Thủ Đức và quận 12 qua sông Sài Gòn, phía Nam giáp quận 1 qua rạch Thị Nghè, phía Tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp.
Theo quyết định 6014/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Bình Thạnh đến năm 2020, tỷ lệ 1/5000, quy hoạch giao thông tại địa bàn quận bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc dự phòng quy hoạch một số đoạn tuyến đường để đảm bảo kết nối thông suốt.
Quy hoạch cải tạo mở rộng lộ giới các trục đường đã được phê duyệt theo quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Quy hoạch tuyến đường trên cao:
- Tuyến đường trên cao số 1 chạy dọc kênh Nhiêu Lộc theo quyết định số 101/QĐ-TTg Ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố.
- Tuyến đường Trên cao số 4 chạy theo đường Phan Chu Trinh nối dài bài kết nối với tuyến đường trên cao số 1
Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng hai loại hình chính là: loại hình thứ nhất là xe buýt theo quy hoạch mạng lưới xe buýt của thành phố, được tổ chức trên các tuyến đường chính qua địa bàn quận kết nối các khu kế cận, dự kiến tuyến xe buýt bố trí trên các trục đường đối ngoại và các tuyến đường chính đô thị đường khu vực; Loại hình thứ hai là các tuyến đường sắt đô thị theo quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố cụ thể như sau:
- Tuyến đường sắt đô thị số 1: đoạn trên cao theo rạch Văn Thánh từ quận 1 về cầu Sài Gòn.
- Tuyến đường sắt đô thị số 3B (đi ngầm): Theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 theo quyết định số 5745/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến và Depot.
- Tuyến đường sắt đô thị số 5: theo đường Phan Đăng Lưu, đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn.
Quy hoạch bến bãi: diện tích bến bãi trên địa bàn quận Bình Thạnh là 11,6 ha theo quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố trong đó:
- Diện tích bến bãi hiện hữu là 8,1 ha bao gồm:
Bến xe buýt tại bến xe Miền Đông hiện hữu: 6,3 ha
Bãi đậu xe buýt sau bến xe Văn Thánh cũ: 1,8 ha
- Diện tích biển bãi bổ sung là 3,5 ha bao gồm:
Bãi đậu ô tô tại khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa: 2,5 ha
Bãi đậu taxi tại khu Tân cảng Sài Gòn: 1,0 ha
Bến xe Miền Đông sẽ chuyển một phần sang chức năng khác sau khi chuyển chức năng liên tỉnh cho bến xe Miền Đông mới tại quận 9 cơ cấu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể khi đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bến xe Miền Đông hiện hữu được phê duyệt.
Bản đồ quy hoạch giao thông quận Bình Thạnh được thể hiện trong bản đồ quy hoạch quận Bình Thạnh; bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch giao thông và bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 của TP HCM.
Dưới đây là quy hoạch giao thông quận Bình Thạnh thể hiện trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 của TP HCM:
Xem quy hoạch giao thông quận Bình Thạnh trong bản đồ quy hoạch quận Bình Thạnh TẠI ĐÂY.