Bàn giao 70% mặt bằng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 ngay trong năm nay

Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà thầu, khởi công toàn bộ 729 km trước ngày 31/12; khẩn trương triển khai quyết định giao cho các địa phương là chủ đầu tư giải phóng mặt bằng, phân bổ kịp thời nguồn vốn để đảm bảo đến 31/12 giải phóng 70% mặt bằng.

Tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào chiều 17/7, Bộ Giao thông vận tải cho biết đến nay giai đoạn 1 dự án đã hoàn thành công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng đạt 100%, bàn giao 99,95%.

Tổng giá trị xây lắp hoàn thành đến ngày 15/7 đạt khoảng hơn 25.000 tỷ đồng, tương đương 45% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,52%. Trong đó, 4 dự án hoàn thành trong năm 2022 sản lượng trung bình đạt 63,3% giá trị hợp đồng, chậm 2,9%; 4 dự án hoàn thành năm 2023 sản lượng trung bình đạt 44,4% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch; hai dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 13,4% giá trị hợp đồng, chậm 2,9%.

Tuy nhiên, nguồn vật liệu đắp nền đường đoạn Nha Trang - Cam Lâm hiện còn thiếu 0,8 triệu mét khối, đã có ba mỏ đất được cấp phép thăm dò, đang hoàn thiện các thủ tục để trình cấp phép khai thác trong tháng 7; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết còn một mỏ đất đã được cấp phép khai thác, hiện nhà thầu đang hoàn thiện thủ tục để khai thác trong tháng 7.

Trong khi đó, cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021 - 2025 đang được triển khai đáp ứng các mốc tiến độ. Ngày 13/7 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư 12 dự án thành phần, là cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo của bước thực hiện đầu tư.

Hiện các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo và hội đồng giải phóng mặt bằng và triển khai công tác đo đạc, kiểm đếm.

 

Các Ban quản lý dự án và nhà thầu cho biết việc giá nhiên, nguyên, vật liệu biến động ngay sau khi khởi công các dự án thành phần làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án.

Ông Nguyễn Hữu Tới, Chủ tịch hội đồng quản trị Vinaconex kiến nghị các bộ, ngành bù giá sao cho kịp thời bởi hiện này có nhà thầu có vốn, có nhà thầu không có, đặc biệt là nhà thầu phụ. Nếu được điều chỉnh sẽ triển khai dự án đúng tiến độ.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định không lùi bất cứ mốc tiến độ nào của dự án, từ nay đến năm 2022 đảm bảo hoàn thành 361 km, đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu xây dựng thêm 2000 km đường cao tốc.

Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án và nhà thầu không được thay đổi mục tiêu hoàn thành 361 km. Đồng thời, các cơ quan liên quan phải đổi mới phương pháp, tổ chức giao ban hàng tuần để xem xét công việc, tiến độ thi công.

Đối với các dự án thuộc giai đoạn 2, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đảm bảo khắc phục triệt để những khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn 1. Các địa phương, nhà thầu xác định rõ các mỏ vật liệu xây dựng, đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra thiếu hụt.

Ông Thành giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà thầu, khởi công toàn bộ 729 km trước ngày 31/12; khẩn trương triển khai quyết định giao cho các địa phương là chủ đầu tư giải phóng mặt bằng, phân bổ kịp thời nguồn vốn để đảm bảo đến 31/12 giải phóng 70% mặt bằng.

Sau hơn 6 tháng lập hồ sơ dự án, ngày 13/7, Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư 12 đoạn thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, tổng chiều dài 723,7 km tuyến chính.

Dự án gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ - Cà Mau (110,9 km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.

 

 

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.