Bán thịt quê, rau sạch kiếm chục triệu mỗi tháng

Những lo lắng của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thành phố đang khiến thị trường nở rộ trào lưu kinh doanh thịt quê, rau sạch.

Khi thực phẩm mua ngoài chợ không còn an toàn, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn tin tưởng các cửa hàng thực phẩm sạch. Nhờ đó mà các cửa hàng thịt quê, rau sạch được dịp “nở rộ”. Đặc biệt, với sự “trợ giúp đắc lực” của mạng xã hội đã mang đến cơ hội kinh doanh kiếm lời cho rất nhiều người.

Thịt quê, rau sạch thu hút đông đảo khách thành thị

Vừa nuốt vội chiếc bánh mì để từ lúc sáng chưa kịp ăn vì đông khách, chị N. Hoa (Hà Nam), chủ quầy rau an toàn ở chợ Khương Trung, tranh thủ ngồi sắp xếp, dọn dẹp lại quầy hàng.

Chị khoe: “Hôm nay mới hơn 10h mà hơn 100 bó rau, các loại củ quả đã hết sạch. Nhiều hôm khách đến mua đông quá, tôi quên cả đơn đặt hàng của khách quen”.

Bán thịt quê, rau sạch kiếm chục triệu mỗi tháng - Ảnh 1.

Những lo lắng của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thành phố đang khiến thị trường nở rộ trào lưu kinh doanh thịt quê, rau sạch. (Ảnh: Thanh Thương).

Chị cho biết các loại rau bán tại đây đều do nhà chị tự sản xuất hoặc thu mua của bà con làng xóm quanh vùng ở Đông Anh. “Biết được nhu cầu chuộng thực phẩm sạch của người dân thành phố nên tôi thuê một gian hàng trong chợ để bán. Vì đều là thực phẩm sạch 100% nên tôi bán rất đắt hàng”, chị Hoa nói.

Bà N. Hà, một người dân ở gần đó cho biết từ ngày chị Hoa bán ở đây, bà không phải lo lắng nghĩ mua rau ở đâu. “Lúc đầu, nhìn bên ngoài tôi cũng không tin là hàng rau sạch. Nhưng sau mua quen, luộc rau thấy nước không bị xanh đặc thì yên tâm hơn”, bà Hà chia sẻ.

Trong các quầy hàng ở chợ thì chị Hoa bán chạy nhất, khách lúc nào cũng đông. Các mặt hàng có giá tương đương thậm chí là rẻ hơn mấy hàng ở chợ. Rau muống, rau cải cúc, cải xong, mồng tơi… chỉ 2.000 - 4.000 đồng/bó.

“Thỉnh thoảng, ở nhà có thịt lợn ngon chị cũng mang lên bán và được rất nhiều người hỏi mua thêm. Nhờ việc kinh doanh thực phẩm sạch này mà thu nhập của chị cũng tăng lên đáng kể”, chị Hoa tươi cười nói.

Chị cho biết từ rau đến thịt gà, lợn đều do nhà và bà con hàng xóm trồng và nuôi, mọi người thường trồng rau trong vườn, lợn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình chứ không nuôi theo hình thức trang trại.

Có cầu ắt có cung, không chỉ ở các chợ mà trên mạng xã hội cũng đang hoạt động rất nhộn nhịp các "hàng, quán" kinh doanh thực phẩm quê, nhiều người có thực phẩm từ quê mang ra ăn cũng nhân tiện đem bán luôn.

5h sáng, vừa tắt tiếng chuông báo thức, chị Nguyễn Thị Hằng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vội vã chạy xe máy ra Bến xe Nước Ngầm để kịp giờ nhận một thùng hàng của gia đình ở quê gửi ra. Quê gốc ở một huyện miền núi, tỉnh Hà Tĩnh, chị Hằng lên Hà Nội học và sinh sống ở đây đã hơn chục năm.

Đều đặn vào mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, chị đều dậy sớm đi lấy hàng mẹ gửi từ quê, nào là thịt nạc vai, ba chỉ, sườn, trứng gà ... rồi rau, củ quả các loại. Chị Hằng cho biết, ban đầu mẹ chị gửi thực phẩm ra chỉ là để phục vụ gia đình vì sợ thực phẩm bẩn ở Hà Nội, sau này vì mẹ gửi nhiều ăn không hết nên chị thử đăng bán, không ngờ được rất nhiều người ủng hộ.

Hái ra tiền nhờ kinh doanh thực phẩm sạch

“Mỗi tuần, mẹ đều đặn gửi hàng xuống Hà Nội cho chị. Khách muốn mua đồ khô thì lúc nào cũng có sẵn, nhưng là thực phẩm tươi sống thì phải đặt trước vì không bảo quản được lâu”, chị Hằng tâm sự.

Bán thịt quê, rau sạch kiếm chục triệu mỗi tháng - Ảnh 2.

Nhiều "tiểu thương" rau thịt quê khẳng định có những ngày cao điểm, doanh thu lên tới 8 triệu đồng. (Ảnh: Thanh Thương).

So với tiền lương từ công việc hành chính, văn phòng, khoản thu nhập từ việc kinh doanh thực phẩm sạch mang lại cho chị rất đáng kể. “Ít thì cũng giúp mình trang trải thêm cái ăn hàng ngày. Nhiều tháng tiền lãi có khi còn gần bằng lương chính của mình”, chị Hà chia sẻ.

Theo lời anh Hoàng, chủ một cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch online ở Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, kiếm tiền từ việc buôn bán thực phẩm sạch là tương đối có lãi. Vì đã có lượng khách ổn định nên mỗi tuần anh bán được khoảng 4-5 triệu và theo đó, mỗi tháng anh bán được khoảng từ 15-20 triệu/tháng. Có tháng cao điểm thì anh bán được 8 triệu đồng/ngày.

Chị Hoàng Oanh (Hà Đông, Hà Nội) bắt đầu kinh doanh thực phẩm sạch ở quê cách đây khoảng 5 tháng, chị tâm sự: “Mới đầu chị chỉ làm cho vui, nhưng nhờ hàng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, khách hàng truyền tai nhau nên càng ngày càng đông”.

Cửa hàng online của chị Oanh rao bán đủ loại thực phẩm: từ thịt, cá, gà đến giò, nem, các loại rau củ quả. Tất cả đều là hàng quê, tự tay trồng.

Chị tiết lộ thực phẩm sạch giờ khá hút khách. Trung bình mỗi tuần chị bán được khoảng trên dưới 3 triệu đồng tiền hàng, khoảng 10 triệu đồng/tháng, có tháng nhiều hơn, trung bình chị lãi được khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng. “Đây chỉ là việc làm thêm nhưng lời lãi xấp xỉ lương hàng tháng làm nhân công của chị đấy”, chị Oanh khoe.

Điều giữ chân khách hàng với những “cửa hàng” thực phẩm sạch trên mạng chính là độ tươi ngon, an toàn vệ sinh và cái tiếng “cây nhà lá vườn”. Phải bỏ ra số tiền cao hơn so với khi đi chợ mua đồ ăn, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chấp nhận, đổi lấy sự an tâm. Mặc dù vậy, khi được hỏi làm thế nào để biết thực phẩm của cửa hàng là sạch, các chủ tiệm đều chỉ cười trừ và giải thích việc do người nhà tự gieo trồng, chăm sóc.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.