Bạo loạn ở Mỹ, dòng người vào Apple Store đập phá, vét sạch iPhone

Nhóm người quá khích đã phá hoại các Apple Store tại Mỹ sau vụ việc một người da đen bị cảnh sát đè chết.

Sự hỗn loạn tại Mỹ ngày càng gia tăng, những cuộc biểu tình trở thành bạo loạn sau khi George Floyd, một người đàn ông da đen bị cảnh sát đè, ghì cổ đến chết tại Minneapolis hôm 25/5.

Từ đêm 29/5 đến rạng sáng 30/5 (giờ địa phương), nhóm người quá khích đã phá hoại, trộm đồ và phóng hỏa tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.

Tại khu trung tâm Philadelphia, nhóm biểu tình đã đập cửa, đột nhập và trộm đồ tại các cửa hàng Foot Locker và H&M, trong khi một Apple Store bị đập vỡ cửa kính. Các hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy có đám cháy và khói đen bùng phát gần tòa thị chính.

Còn tại Portland, các cửa hàng của Apple, Louis Vuitton và Tory Burch cũng bị đập phá, lấy đồ. Theo KATU, những người quá khích đã lao vào Apple Store và trộm nhiều máy iPhone, iPad trước khi trốn thoát. Một cửa hàng của Verizon cũng bị đập cửa kính, lấy đồ bên trong.

Sau khi đập phá, nhóm người biểu tình còn xịt sơn với dòng chữ "I can’t breathe" (Tôi không thể thở), những gì Floyd nói trước khi chết.

Bạo loạn ở Mỹ, dòng người vào Apple Store đập phá, vét sạch iPhone - Ảnh 1.

Apple Store tan hoang sau khi nhóm người quá khích đột nhập, phá hoại. (Ảnh: Patently Apple).

Theo KOIN 6 News, hàng nghìn người đã đổ ra đường phố Portland để tham gia hoặc xem các cuộc biểu tình, bạo loạn. Ít nhất 2 người biểu tình đã bị cảnh sát bắt giữ.

Tòa nhà Trung tâm Tư pháp Portland cũng là nơi bị tấn công. Nhóm bạo loạn đã đập phá cửa sổ, ném pháo sáng lên tầng một khi các nhân viên vẫn làm việc bên trong, rất may họ đã rời tòa nhà bằng lối thoát hiểm nên không có thương vong. Hệ thống chữa cháy cũng được kích hoạt. Đám đông quá khích buộc cảnh sử dụng đèn flash, hơi cay để giải tán.

"Chúng tôi đứng về gia đình George, họ sẽ không phải chiến đấu một mình... Nếu bạn sợ hãi, đừng mặc quân phục cảnh sát", một người biểu tình tuyên bố.

Những cuộc biểu tình diễn ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd. Chính quyền Mỹ tuyên bố họ đã bắt giữ Derek Chauvin - viên cảnh sát ghì đầu gối vào cổ Floyd trước khi người đàn ông da đen 46 tuổi này tử vong tại bệnh viện. Chauvin đã bị sa thải, buộc tội giết người cấp độ 3 và ngộ sát.

Bao loan o My, dong nguoi vao Apple Store dap pha, vet sach iPhone hinh anh 2 Z22531052020.jpg
Bao loan o My, dong nguoi vao Apple Store dap pha, vet sach iPhone hinh anh 2 Z22531052020.jpg
Bao loan o My, dong nguoi vao Apple Store dap pha, vet sach iPhone hinh anh 3 Z22531052020_2.jpg
Bao loan o My, dong nguoi vao Apple Store dap pha, vet sach iPhone hinh anh 3 Z22531052020_2.jpg

Dòng người quá khích tại Philadelphia khiến cảnh sát vào cuộc. (Ảnh: Inquirer.com).

Thống đốc bang Minnesota, Tim Walz, đã kêu gọi người dân đừng ra khỏi nhà trong chiều tối 30/5. Ông thông báo đã kí sắc lệnh cho phép sử dụng các nguồn lực liên hợp, giữa các hạt và thành phố nằm gần nhau để ứng phó tình trạng khẩn cấp.

Các cuộc biểu tình nổ ra tại ít nhất 30 thành phố, trong đó có cả thủ đô Washington. Đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.

Lần đầu tiên sau Thế chiến II, bang Minnesotia cũng kích hoạt toàn diện lực lượng Vệ binh quốc gia để khôi phục trật tự cho thành phố Minneapolis, nơi George Floyd thiệt mạng.

Trong khi đó, cảnh sát New York đã tiến hành hơn 20 vụ bắt giữ có liên quan đến biểu tình trong ngày 30/5. Một số nghi phạm ném bom xăng Molotov, thậm chí đốt xe cảnh sát tại thành phố vào ngày 29/3 chở 4 cảnh sát, vụ việc đã bị khởi tố cấp liên bang.

Làn sóng biểu tình trước cái chết của George Floyd bùng phát giữa lúc nước Mỹ vẫn đang đối diện rủi ro tái bùng phát dịch Covid-19 trên diện rộng. Thống đốc một số bang đã kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc và tái lập trật tự.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.