Báo New Zealand tiết lộ hành trình tại EU của nghi phạm thảm sát thánh đường hồi giáo

Truyền thông New Zealand tiết lộ hành tung tại EU của tay súng đứng đằng sau các vụ tấn công chết người ở hai thánh đường hồi giáo ngày 15/3.

Theo truyền thông địa phương, Tarrant, kẻ tổ chức các vụ tấn công vào hai nhà thờ hồi giáo ngày 15/3 khiến ít nhất 50 người thiệt mạng đã đến Hy Lạp hai lần, và cơ quan chức năng Hy Lạp đang tìm dấu vết về thời gian tên này lưu trú ở đây.

Kênh truyền hình Skai cho biết ngoài Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgari, Tarrant từng đến Hy Lạp năm 2016. Đầu năm 2016, kẻ tấn công quốc tịch Australia từ Cairo đến Athens rồi sau đó đến Bucharest. Tiếp theo, tay súng quay lại Cairo.

Báo New Zealand tiết lộ hành trình tại EU của nghi phạm thảm sát thánh đường hồi giáo - Ảnh 1.

Brenton Tarrant tại tòa. (Ảnh: Sputnik).

Chuyến đi thứ hai của Tarrant đến Hy Lạp là vào tháng 3/2016 khi anh ta ở đây khoảng 15 ngày, Skai dẫn tin từ Interpol.

Cơ quan chức năng Hy Lạp tin rằng kẻ tấn công đã di chuyển tại đây bằng xe buýt. Ngày 16/3, tòa án tại New Zealand ra phán quyết tạm giam tay súng bị tình nghi cho đến 5/4, trong khi cảnh sát nói có thể nghi phạm sẽ phải đối mặt với nhiều cáo buộc hơn.

Vụ thảm sát kinh hoàng ở hai nhà thờ Hồi giáo làm rung chuyển thành phố phía đông của New Zealand ngày 15/3, khiến 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern gọi vụ nổ súng là một hành động khủng bố, nói rằng đó là "một trong những ngày đen tối nhất" của đất nước.

Ít nhất ba người đã bị giam giữ sau vụ tấn công, bao gồm cả nghi phạm 28 tuổi.

Nghi phạm nổ súng sát hại và làm bị thương hàng chục người ở nhà thờ tại New Zealand phát trực tiếp toàn bộ quá trình gây án kéo dài trong 17 phút được xác định là Brenton Tarrant, 28 tuổi, người Australia. Kẻ nhận trách nhiệm về vụ xả súng đã để lại một bản tuyên bố chống người nhập cư dài 74 trang với lời lẽ phân biệt chủng tộc, trong đó anh ta giải thích mình là ai và lý do thảm sát.

New Zealand thường được coi là một quốc gia chào đón người nhập cư và người tị nạn. Năm ngoái, thủ tướng tuyên bố nước này sẽ tăng hạn mức tị nạn hàng năm từ 1.000 lên 1.500 bắt đầu từ năm 2020. Bà Ardern, người đã vận động tranh cử với lời hứa tăng lượng người tị nạn, gọi đây là động thái đúng đắn.

Các vụ xả súng hàng loạt ở New Zealand là cực kỳ hiếm. Vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử hiện đại nước này xảy ra tại thị trấn nhỏ Aramoana năm 1990, khi tay súng David Gray bắn chết 13 người sau một cuộc tranh chấp với một người hàng xóm.

Video: Hàng chục người chết trong vụ xả súng ở New Zealand.

Kẻ xả súng gửi email cho Thủ tướng New Zealand trước khi ra tayKẻ xả súng gửi email cho Thủ tướng New Zealand trước khi ra tay Nghi phạm phát trực tiếp 17 phút xả súng ở New Zealand ra hầu tòaNghi phạm phát trực tiếp 17 phút xả súng ở New Zealand ra hầu tòa Vụ xả súng ở New Zealand: "Sát thủ" quay trực tiếp cảnh nã súng trên mạng xã hộiVụ xả súng ở New Zealand: 'Sát thủ' quay trực tiếp cảnh nã súng trên mạng xã hội
chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.