Bất chấp Covid-19, giao thương với Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt trên 44 tỉ USD

Theo Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc vẫn đạt 44,35 tỉ USD, tăng gần 2% so với cùng kì năm 2019.

Tính riêng 5 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và diễn biễn phức tạp, hai nước đã kịp thời trao đổi nhiều biện pháp duy trì thông thương cũng như thực hiện các sáng kiến thúc đẩy giao lưu doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến. 

Tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 44,35 tỉ USD, tăng gần 2% so với cùng kì năm 2019.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 15,975 tỉ USD, tăng 17,4% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 28,375 tỉ USD, giảm hơn 5%.

Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trong 5 tháng đầu năm nay nhưng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản lại giảm. 

Giao thương với Trung Quốc đạt trên ngưỡng 100 tỉ USD - Ảnh 1.

Hệ thống siêu thị lớn quảng bá vải thiều Việt Nam. (Ảnh: VGP/Đỗ Hương).

Theo đó, thủy sản đạt 373,19 triệu USD, giảm 2,3%; rau quả đạt 906,15 triệu USD, giảm 29,1%; hạt điều đạt 117,9 triệu USD, giảm 30,9%; cao su đạt 307,37 triệu USD, giảm 28,2% so với cùng kì năm 2019.

Trong bối cảnh đó, nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng sang thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức nhiều chương trình giao thương trực tuyến với thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, hội nghị giao thương trực tuyến hàng nông sản, thực phẩm với tỉnh Quảng Tây; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Vân Nam; Hội nghị giao thương trực tuyến vật liệu xây dựng và đồ nội thất với Quảng Tây. 

Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Sơn Đông; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản và thực phẩm với doanh nghiệp thành phố Trùng Khánh.

Tại các chương trình giao thương trực tuyến, nhiều doanh nghiệp Việt đã kết nối, hợp tác và kí kết hợp đồng với nhà nhập khẩu Trung Quốc. Đây là những tín hiệu tích cực giúp cho các doanh nghiệp có động lực sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với tỉnh Chiết Giang, quí I/2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 đã khiến kinh tế, thương mại Chiết Giang đối mặt với nhiều thách thức. 

Tuy nhiên, kể từ khi khống chế ổn định dịch bệnh, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất, tình hình kinh tế xã hội đã từng bước cải thiện.

Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, thị trường Chiết Giang có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với nhiều loại mặt hàng, trong đó có: Lương thực; cao su tổng hợp (bao gồm mủ cao su); trái cây tươi và khô; sữa…

Do đó, với chương trình giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang) sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Chiết Giang mà còn cả sang thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Do vậy, thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại dự kiến tiếp tục tổ chức các chương trình giao thương với nhiều tỉnh, thành khác của Trung Quốc.

Dự kiến ngày 9 – 10/7/2020, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại Quốc tế Trung Quốc, Chi nhánh Chiết Giang tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang).

Sự kiện nằm trong Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng sang thị trường tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang), doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện gặp gỡ trực tuyến với những nhà nhập khẩu Chiết Giang, qua đó có thể trao đổi, tìm hiểu sâu hơn về thị trường, đồng thời quảng bá sản phẩm của mình đến với doanh nghiệp Chiết Giang, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với thị trường tiềm năng này.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.