Bệnh nhi đang được điều trị tại BV. Ảnh: Nguyễn Yên |
Theo đó, cách đây hơn 2 tháng bệnh nhi nam 13 tuổi (quê Bình Phước) nằm úp ngực trên gối có gắn kim khâu thì bị kim đâm vào ngực. Truy nhiên, khi đang rút kim ra thì kim bị gãy. Do sợ bị mắng nên bệnh nhi giấu gia đình.
Gần đây, bệnh nhi liên tục khó thở, có những cơn nấc, khi đau quá em bị ngất thì gia đình đưa em vào bệnh viện khám.
Sau khi làm các xét nghiệm, CT, siêu âm tim thì các bác sĩ thấy hình ảnh kim khâu nằm ở vùng tim trái. Quyết định mổ hở lấy kim gây nhiều bàn cãi do y văn thế giới ghi nhận 80 - 90% các trường hợp tương tự đều không lấy kim ra được.
Nếu không mổ lấy kim khâu ra sẽ gây nhiễm trùng, tạo thành những cục sùi lan ra toàn cơ thể theo đường máu và loạn nhịp tim, nếu kim lọt vào trong lòng tim thất sẽ kích hoạt đông máu tạo thành các khối gây hoại tử.
Sau quyết định từ hội đồng chuyên môn, ca phẫu thuật mở tim lấy kim cho bệnh nhi được tiến hành.
Trao đổi với chúng tôi, Ths.BS Nguyễn Kinh Bang - Phó khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng I cho biết: “ Mổ tim ra để lấy dị vật, phải chính xác và cân nhắc rất là kĩ. Nếu như là không xác định đúng vị trí của nó, mình mở tim ra rồi không tim thấy dị vật nó sẽ làm thương tổn.
Điều rất may mắn là khi tiến hành phẫu thuật, sau khi cho tim ngừng thở, mình sờ cơ tim cảm nhận được dị vật trong tim và lấy được dị vật đó ra. Thời gian tim ngừng thở và phẫu thuật rất nhanh, chừng 10 phút. Dị vật khi lấy ra là cây kim dài 2 cm. Cây kim này tồn tại trong cơ thể thời gian tương đối lâu và nó bị rỉ sét nhiều, gây ra nhiễm trùng”, bác sĩ Bang thông tin.
Sau ca mổ thành công, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, nhịp tim tốt, có thể xuất viện trong tuần này.
Người đàn ông phải nhập viện cấp cứu vì hóc xương cá
Ngày 22/6, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết vừa phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân bị hóc xương cá. |