Bình Thuận thanh tra 13 công trình thủy lợi có dấu hiệu sai phạm

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định thanh tra các công trình do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chỉ đạo thi công.

Ngày 14/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đã ký Quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng các công trình do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chỉ đạo thi công.

Theo đó, đoàn thanh tra phải làm rõ việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng tại 13 công trình do công ty này đã chỉ đạo các nhà thầu thi công.

Trong số đó, 7 hạng mục do Công ty trách nhiệm hữu hạn Mai Hà thi công, gồm: 5 hạng mục công trình đập dâng Sông Phan, huyện Hàm Tân, với tổng mức đầu tư hơn 77 tỷ đồng và 2 hạng mục cầu qua kênh tại dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình.

Công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp Trường An thi công 3 cầu, cống qua đường 717, huyện Tánh Linh và Quốc lộ 55, huyện Hàm Tân; hạng mục liên quan đến công trình đập dâng Sông Phan, huyện Hàm Tân; dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình và hạng mục mở rộng kênh tiếp nước thuộc dự án cấp nước cho Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.

Theo quyết định trên, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận Trần Đức Minh làm Trưởng đoàn, thực hiện thanh tra trong 45 ngày, kể từ ngày công bố quyết định.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, trực tiếp giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra; chỉ đạo, xử lý các kiến nghị của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả thanh tra cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét kết luận, chỉ đạo.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ký quyết định thanh tra toàn diện với công trình kênh tiếp nước Suối Lách - Bàu Thiểm, huyện Hàm Thuận Bắc và công trình kiên cố kênh mương hệ thống thủy lợi hồ Núi Đất - Suối Le, huyện Hàm Tân.

Hai công trình này cũng do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng. Công trình đã thi công hàng chục năm nhưng vẫn hoàn thành, gây lãng phí vốn đầu tư xây dựng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.