Bộ Giao thông vận tải cấm mọi hình thức vận chuyển lợn tại khu vực biên giới

Bộ giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục và Sở vận tải khác nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển cũng như cho, tặng lợn nhập lậu tại khu vực biên giới nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi.

Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng

Công văn nêu rõ, nhằm chủ động công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi rất có thể sẽ lây lan rộng trên địa bàn các tỉnh, thành phố, đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị quản lí nhà nước trong công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Bộ Giao thông vận tải đã nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Bộ Giao thông vận tải cấm mọi hình thức vận chuyển lợn tại khu vực biên giới - Ảnh 1.

(Nguồn ảnh: Bee.net).

Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của ngành Y tế, Công an, Thú y, Quản lí thị trường… để ngăn ngừa vận chuyển sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên các phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách và tại các đầu mối giao thông, trên tất cả các tuyến đường, loại hình vận tải, khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam.

Văn bản nhấn mạnh, người dân cần phối hợp với các cơ quan chức năng xử lí nghiêm theo qui định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển.

Đáng chú ý, cần xác định trách nhiệm của người đứng đầu các các cơ quan, đơn vị để xảy ra hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hoặc tiêu thụ lợn, các sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ... trên địa bàn, lĩnh vực quản lí.

Bộ Giao thông vận tải cấm mọi hình thức vận chuyển lợn tại khu vực biên giới - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Chinhphu.vn).

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, chủ tịch UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng nếu để dịch tả lợn châu Phi lây lan.

Các tỉnh chưa có dịch càng phải vào cuộc mạnh mẽ hơn để ngăn chặn dịch bệnh. Bộ Thông tin Truyền thông phải tăng cường thông tin cho người dân hiểu và ngăn chặn dịch bệnh. Hạn chế việc vận chuyển lợn đường dài. 

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 447 xã, của 84 huyện, thuộc 21 tỉnh,  thành phố tính đến ngày 25/3/2019  (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu và Bắc Giang) với tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 65.000 con.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã cảnh báo trước đó, thời tiết sắp tới thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. "An toàn sinh học, công tác phòng trừ điều kiện rủi ro sẽ là rất khó, rất phức tạp. Nguy cơ nhãn tiền là DTLCP lây lan với tốc độ nhanh".

Cục trưởng cục thú y Phạm Văn Đông cũng nhận định tình hình dịch tả lợn châu Phi hiện nay chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt, ngoài ra chưa xuất hiện dịch tả tại các trang trại chăn nuôi tập trung qui mô lớn (đàn lớn nhất là 587 con đã buộc phải tiêu hủy tại TP Hải Phòng).

Nguy cơ bệnh dịch tả tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao.

NHNN xem xét miễn, giảm lãi suất vay cho khách hàng thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi NHNN xem xét miễn, giảm lãi suất vay cho khách hàng thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi Hỗ trợ tiêu hủy lợn nái, đực giống 48.000 đồng/kg khi nhiễm tả Châu PhiHỗ trợ tiêu hủy lợn nái, đực giống 48.000 đồng/kg khi nhiễm tả Châu Phi Heo sạch ế, tàn phá ngành chăn nuôi lớn hơn dịch tả heo châu PhiHeo sạch ế, tàn phá ngành chăn nuôi lớn hơn dịch tả heo châu Phi
chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...