Bộ Giao thông Vận tải đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nguyên nhân dẫn tới kết quả giải ngân trong năm tháng đầu năm 2021 chưa đạt so với kế hoạch chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật tại một số địa phương còn chậm.
Bộ Giao thông Vận tải đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Một đơn vị nhà thầu đang tiến hành thi công cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Tính đến hết tháng 5/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được khoảng 13.516 tỷ đồng, đạt 32,7% kế hoạch đã phân bổ và đạt 32,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Riêng tháng 5/2021, bộ giải ngân được 2.898/3.357 tỷ đồng, chậm khoảng 460 tỷ đồng.

Theo báo cáo, năm 2021, Bộ GTVT được giao kế hoạch khoảng 43.401 tỷ đồng gồm 42.996 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2021 và khoảng 405 tỷ đồng kế hoạch kéo dài. Đến nay, bộ đã giao kế hoạch chi tiết 40.933/42.996 tỷ đồng, đạt 95,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, còn lại 2.062,91 tỷ đồng đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục để giao chi tiết kế hoạch.

Nguyên nhân dẫn tới kết quả giải ngân trong năm tháng đầu năm 2021 của Bộ GTVT chưa đạt so với kế hoạch đề ra chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật tại một số địa phương còn chậm. 

Bên cạnh đó, nguồn vật liệu phục vụ thi công tại một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vẫn đang thiếu hụt. Ngoài ra, một số chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa quyết liệt việc đôn đốc thực hiện dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ GTVT đang quyết liệt đốc thúc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thực hiện nhiều giải pháp mạnh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong các tháng còn lại, riêng trong tháng 6 sẽ phải giải ngân thêm khoảng 2.976 tỷ đồng.

Cụ thể, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT sẽ phải đảm bảo giải ngân lũy kế hết tháng 6/2021 đạt khoảng 16.492 tỷ đồng, đạt 38,36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong thời gian tới, Vụ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tiếp tục rà soát để tham mưu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải kịp thời điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án.

Đặc biệt, các dự án chậm, không chuyển biến, Bộ GTVT xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ cắt giảm vốn đã bố trí cho dự án và Bộ sẽ xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.