Bộ ngành, địa phương 'lười', gửi nhầm báo cáo: Kiểm điểm trách nhiệm

Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phê bình, kiểm điểm trách nhiệm Bộ-ngành, địa phương vì "lười" báo cáo, thậm chí báo cáo nhầm.
luoi nham bao cao kiem diem trach nhiem bo nganh dia phuong
Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho rằng nhiều bộ, ngành, địa phương không làm báo cáo chứng tỏ nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa ăn sâu ở nhiều nơi. Ảnh: Người lao động

Ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 trong phiên họp thứ 23 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, nhiều bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn thực hiện chưa nghiêm túc, ý thức trách nhiệm chưa cao đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cụ thể, nhiều co sở chưa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, chậm báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo phê bình, kiểm điểm đối với người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện đúng quy định.

Liên quan đến yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng ngày, Bộ Tài chính có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc phê bình một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chưa thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Được biết, trước đó, ngày 17/5/2017, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ thành lập (gọi chung là “Bộ, ngành, địa phương”), yêu cầu ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của bộ, ngành, địa phương và gửi về Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp vào báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.

Theo quy định, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm ban hành và gửi về Bộ Tài chính Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và gửi Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm về Bộ Tài chính trước ngày 28/02 năm sau liền kề, để tổng hợp Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.

Ngày 15/01/2018, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, gửi về Bộ Tài chính trước ngày 28/02/2018, để tổng hợp Báo cáo của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều Bộ, ngành, địa phương không gửi Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và chậm gửi Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 về Bộ Tài chính.

Tính đến ngày 12/4/2018 còn 15 Bộ, ngành ở Trung ương; 17 tỉnh, thành phố; 17 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chưa gửi Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 về Bộ Tài chính.

Còn 4 Bộ, cơ quan ở Trung ương, 12 địa phương (UBND cấp tỉnh), 13 tập đoàn, tổng công ty chưa gửi Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 về Bộ Tài chính (UBND thành phố Hồ Chí Minh gửi nhầm Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của năm 2016).

Ngoài ra, một số cơ quan ở Trung ương đã gửi Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 về Bộ Tài chính, nhưng nội dung báo cáo không có số liệu cụ thể về kết quả tiết kiệm, lãng phí trong quản lý ngân sách, tiền, tài sản nhà nước và trong các lĩnh vực khác theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Để chấn chỉnh việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Tài chính đã dự thảo Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phê bình, kiểm điểm trách nhiệm đối với các Bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chưa ban hành và chậm báo cáo kết quả.

luoi nham bao cao kiem diem trach nhiem bo nganh dia phuong Năm 2017, nhiều lãnh đạo vi phạm bị xử lý nghiêm

Năm 2017, nhiều lãnh đạo vi phạm đã bị xử lý nghiêm như ông Ngô Văn Tuấn, Võ Kim Cự, bà Hồ Thị Kim Thoa...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.