Bóng bay phát nổ như quả bom di động

Vào dịp lễ hội lễ Tết như hiện nay, các khoa Bỏng lại tiếp nhận không ít trường hợp bỏng do nổ bóng bay. Đáng tiếc là vùng bị bỏng thường rơi vào mặt, tay, gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân về sau.
bong bay phat no nhu qua bom di dong Bóng hơi năm mới giống Donald Trump cháy hàng ở Trung Quốc
bong bay phat no nhu qua bom di dong Ham bánh trung thu "lạ" vác họa bệnh tật cho cả nhà
bong bay phat no nhu qua bom di dong
Bóng bay bơm khí hidro rất nguy hiểm.

Mới đây nhất, tối ngày 11/2/2017, một chiếc xe ô tô đi từ Văn Miếu tới ngã tư Cửa Đông - Hàng Gà, Hàng Phèn - Nhà Hỏa thì quả bóng bay trong xe phát nổ.

Trên xe có tài xế, người bà và 2 cháu gái. Quả bóng bay trong xe là loại bóng to hay bán dịp Tết. Cháu bé ngồi ghế phụ nghịch quả bóng bay này. Bóng nổ lớn làm vỡ tung kính, cong cánh xe.

Mọi người trên xe đều bị cháy xém hết tóc. Hai cháu bé hoảng sợ, khóc và được ông đưa về.

bong bay phat no nhu qua bom di dong
Cháu bé sém hết tóc khi bị bóng bay trong ô tô phát nổ.

Theo các bác sĩ đây không phải là lần đầu tiên bóng bay phát nổ gây nguy hiểm cho người chơi.

Tại các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện vì bóng bay phát nổ. Ví dụ trường hợp của gia đình bà N.T.Y (53 tuổi) Trần Duy Hưng, Hà Nội). Nhân dịp sinh nhật cháu C.M.H (3 tuổi), bà mua 2 quả bóng bay mang đến lớp đón cháu. Khi cháu H. vừa cầm bóng thì bất ngờ 2 quả bóng bay phát nổ khiến cháu bị bỏng toàn bộ vùng mặt. Bà Y. ôm để che cho cháu cũng bị bỏng 2 bàn tay và cổ tay. Hai bà cháu được đưa vào viện Bỏng Quốc gia để cấp cứu.

Hay như trường hợp nhiều sinh viên lớp Công tác xã hội K35, Đại học Khoa học (Đại học Huế) dùng bóng bay để trang trí buổi chụp ảnh kỷ yếu cuối khóa. Khi một bạn nam trong lớp dùng bật lửa đốt sợi dây buộc nhằm chia nhỏ chùm bóng bay, do bất cẩn, ngọn lửa bùng lên, cả chùm bóng phát nổ khiến 2 nam sinh và 1 nữ sinh bị bỏng.

Ngay lập tức, các sinh viên này được đưa vào Bệnh viện Y dược Huế (Thừa Thiên - Huế) điều trị trong tình trạng bỏng vùng mặt và cánh tay.

Theo bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng Khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn, hầu như năm nào vào mùa lễ hội, khoa cũng tiếp nhận vài trường hợp bị bỏng do bóng bay.

Bóng bay thường được bơm khí hydro hoặc acetylene, là những chất khí rất nhạy với cháy nổ. Khi bóng bay ở gần nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa…) sẽ tạo ra sự co giãn, tăng áp suất khí trong quả bóng gây hiện tượng cháy nổ. Bóng bay càng to (được bơm lượng khí nhiều) thì nguy cơ gây cháy nổ càng lớn.

Bóng bay nổ có thể gây thương tích cho những người đứng gần, nhất là những vùng hở trên cơ thể như mặt, tay, là những vùng nguy hiểm dễ bị bỏng nhất.

PGS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội cho biết, bình thường bơm bóng bay phải bơm bằng khí heli. Nhưng vì khí này đắt, tốn kém nên người bán lại bơm khí hydro, một loại khí dễ tác dụng với oxy gây cháy.

Nếu hydro gặp oxy trùng đúng tỷ lệ chuẩn, với xúc tác là ánh sáng mặt trời hoặc gặp lửa, khí nóng sẽ phát nổ sinh ra lượng nhiệt lớn gây bỏng cho người dùng.

PGS Côn cho biết, khi sử dụng bóng bay an toàn là bóng bay bơm bằng bơm xe đạp hoặc người dùng tự thổi.

Khi sử dụng bóng bay bơm khí mua của người bán hàng không nên mang vào trong nhà bởi nếu tiếp xúc với bóng đèn, gặp không khí nóng có thể phát nổ. Ngoài ra khi cầm bóng bay ngoài trời nắng cũng có thể phát nổ, rất nguy hiểm.

chọn
Đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ của doanh nghiệp BĐS trên tổng vốn chủ sở hữu
Bộ Tài chính, NHNN đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu quy định cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ (tín dụng, trái phiếu) của doanh nghiệp trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì trên tổng mức đầu tư của cả dự án.