Buôn sắn, bán vàng mã kiếm triệu USD: Ăn đứt đại gia ngàn tỷ

Nghịch lý tiếp tục diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam với rất nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ, không có tiếng tăm nhưng giá tăng rất nhanh và cao chót vót trong khi các cổ phiếu đầu ngành vẫn ì ạch khó lên.

Bé hạt tiêu

Ngày 8/6, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chào đón gần 10,9 triệu cổ phiếu APF của CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (Apfco) lên sàn Upcom với mức giá tham chiều 55.000 đồng/cp. Cổ phiếu này tăng 15,5% ngay trong phiên chào sàn lên 63.500 đồng/cp.

Đây là một mức giá cao bất ngờ đối với một cổ phiếu mà ngành nghề chính là buôn bán sắn và sản xuất tinh bột sắn cùng với cồn ethanol.

buon co phieu san ban vang ma kiem trieu usd an dut dai gia ngan ty

Thị trường chứng khoán đang sôi động trở lại.

So với mệnh giá 10.000 đồng khi chưa lên sàn, một số cổ đông lớn đang nắm giữ 5-6% doanh nghiệp này chứng kiến túi tiền phình ra thêm hơn 6 lần. Mỗi người có trong túi số lượng cổ phiếu trị giá gần 2 triệu USD sau một đêm ngủ dậy.

Với mức giá hiện tại, APF có quyền sánh ngang với tốp khoảng 10% doanh nghiệp có cổ phiếu đứng đầu thị trường cho dù Apfco được biết đến là một doanh nghiệp có quy mô khá khiêm tốn và hoạt động ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Lào đầy khó khăn.

APF cũng gặp khá nhiều gánh nặng do vay nợ lớn, đầu ra không ổn định, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và giá xăng dầu trên thế giới nói chung ở mức thấp, ảnh hưởng tới xăng sinh học E5.

Cổ phiếu CAP của Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX) cũng từng khiến TTCK xôn xao. DN chuyên sản xuất vàng mã xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, sản xuất tinh bột sắn, tinh dầu quế, bã sẵn… có giá cổ phiếu giữa năm 2016 vọt lên tới 60.000 đồng. Hiện tại giá CAP đã điều chỉnh giảm nhưng vẫn là con số mơ ước đối với nhiều đại gia: 32.000 đồng/cp.

Cổ phiếu DTV của CTCP Phát triển điện nông thôn Trà Vinh cũng từng gây bão trên thị trường với vài chục phiên tăng trần liên tiếp, đưa thị tăng gấp 15 lần trong vòng khoảng 1 tháng sau khi SCIC thoái vốn tại DN này.

Một cổ phiếu nhỏ bé trong lĩnh vực bất động sản cũng khiến các ông lớn trong ngành phải kính nể là: DRH của CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước - Dream House. Cổ phiếu này có lúc tăng lên tới gần 80.000 đồng/cp, cao gấp 30-40 lần so với trước đó 3 năm cho dù kết quả kinh doanh rất bình thường.

Rất nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít tiếng tăng… có thị giá đứng ở mức cao, vượt trội so với giá của nhiều cổ phiếu được xem là trụ cốt, là xương sống của nhiều ngành trong nền kinh tế.

Tốc độ tăng giá đã khiến nhiều cổ đông, ông chủ… chứng kiến túi tiền tăng lên thêm hàng triệu USD trong một thời gian rất ngắn. Nhiều nhà đầu tư lướt sóng kiếm lợi nhuận cả chục lần trong vài tháng.

Cổ phiếu trụ cột giá bèo

Trái ngược với sự thăng hoa, tỏa sáng của rất nhiều cổ phiếu “bé hạt tiêu”, hàng loạt các cổ phiếu hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế đang vẫn chưa thể thăng hóa, chưa thể thoát được “kiếp” ông lớn nhưng phận “trà đá, rau thơm”.

buon co phieu san ban vang ma kiem trieu usd an dut dai gia ngan ty

Các cổ phiếu đầu ngành được kỳ vọng sẽ giúp thị trường tăng bền vững hơn.

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam - Vosco (VOS) là doanh nghiệp đầu ngành vận tải biển. Tuy nhiên, chỉ mới hồi cuối tháng 5, cổ phiếu này có giá ở mức xung quanh 1.000 đồng, chỉ bằng 1/3 cốc trà đá.

Đại gia vận tải biển có lịch sử hoạt động gần nửa thế kỷ với hàng loạt các cái nhất trong ngành hàng hải Việt Nam vẫn vật lộn trong đống nợ nần và phải liên tục bán tàu để giảm gánh nặng nợ lần cũng như chi phí và thua lỗ.

Trước đây, giới đầu tư cũng từng bị “hớp hồn” bởi cổ phiếu đầu ngành SAM của CTCP Cáp và vật liệu Viễn thông - Sacom. Nhưng giờ đây, cái tên SAM đã rơi vào quên lãng. Cổ phiếu HAP của Hapaco (trước có tên là CTCP Giấy Hải Phòng) hay như Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) cũng chìm trong quên lãng…

Một cổ phiếu một thời thống trị trên thị trường chứng khoán: STB của Ngân hàng Sacombank cũng đang có giá lẹt đẹt ở mức 12-14 ngàn đồng/cp, so với mức giá trên 26 ngàn đồng của ngân hàng cùng ở “chiếu trên” như ACB xưa kia, hay mức giá gần 40 ngàn đồng của Vietcombank.

Không ít trong số các cổ phiếu lớn, hoàng kim một thời giờ đây đã chìm vào dĩ vàng như THV… Tuy nhiên, sức mạnh đầu ngành và thương hiệu lớn vẫn là lợi thế giúp các doanh nghiệp có cơ hội bứt phá trở lại.

Cổ phiếu VOS của Vosco gần đây ghi nhận cả chục phiên tăng trần liên tiếp. Giá cổ phiếu này đã lên sát ngưỡng 2.000 đồng/cp. Vosco là doanh nghiệp vận tải đầu ngành. Gánh nặng nợ cũng với khủng hoảng kinh tế kéo giá vận tải đi xuống đã nhấn chìm cổ phiếu này. Tuy nhiên, nỗ lực tháo gỡ nợ nần đang giúp doanh nghiệp này phục hồi trở lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới có thể giúp VOS với vị thế đầu ngành sẽ tăng bật trở lại.

Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank cũng được kỳ vọng sẽ là một điểm sáng trên TTCK. Gần đây STB tăng chậm hơn khá nhiều so với các cổ phiếu ngân hàng khác. Lực cản lớn nhất đối với NH này có lẽ chính là khối nợ xấu lớn đi kèm với đó là tài sản đảm bảo bằng bất động sản khổng lồ.

Tuy nhiên, những nỗ lực khơi thông “cục máu đông” nợ xấu trong hệ tuần hoàn ngân hàng của Quốc hội có thể sắp tới sẽ có kết quả. Rất có thể, Sacombank chỉ cần một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm về ngân hàng và bât động sản là NH có thể tìm lại được vị thế dẫn đầu của mình như thời ở dưới bàn tay của ông Đặng Văn Thành.

Giới đầu tư đang chờ đợi sự bùng nổ của các cổ phiếu trụ cột, các cổ phiếu đầu ngành với kỳ vọng đây sẽ là bệ đỡ quan trọng cho TTCK phát triển bền vững hơn trong tương lai.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.