Buồn vui những mảnh đời coi biển là nhà, thuyền là giường

Xem biển là nhà, thuyền là giường, mặc dù đối mặt với bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm, cũng không ít lần trở về với con thuyền nhẹ tênh. Nhưng đối với những con người ấy được gần với biển là niềm hạnh phúc.

Trẻ 12 tháng tuổi đã bám biển cùng mẹ

Vào buổi chiều của những ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến một góc của Cảng cá Cửa Sót xã Thạch Kim Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Nơi đây có khoảng 50 chiếc thuyền đánh bắt có công suất nhỏ của các ngư dân ngoại tỉnh là Nghệ An và Quảng Bình.

Bên cạnh mỗi chiếc thuyền, là những em nhỏ có khuôn mặt đen sạm, đang cần mẫn gỡ những chiếc lưới bị rách, để chuẩn bị cho một đêm ra khơi sắp tới.

Đang cùng mẹ gỡ những chiếc lưới sau một đêm bám biển về, em Lương Văn Chính (SN 2004), quê ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) chia sẻ, sau khi học hết lớp 6 Chính đã nghỉ học, rời quê hương, ra bám biển theo nghề cùng bố mẹ.

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Sau khi học hết lớp 6 Chính đã nghỉ học, rời quê hương, ra bám biển theo nghề cùng bố mẹ. (ảnh Hoài Nam)

“Bình thường cứ 12 giờ trưa cập cảng, thì đến tầm 5h chiều em lại đi cùng bố ra biển để đánh ghẹ, cua, đến sáng lại về. Dù mệt nhọc, nguy hiểm nhưng được bên bố mẹ, được đi biển em vẫn thích”, Chính tâm sự.

Cạnh thuyền gia đình em Chính, chiếc thuyền của hai mẹ con em Nguyễn Văn Huy (SN 2002), quê ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), cũng vừa cập bờ sau một đêm trên ròng rã mưu sinh trên biển. Dưới cái lạnh tê tái của mùa Đông, nhưng trên khuôn mặt của Huy vẫn đổ những giọt mồ hôi.

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Tại đây, không chỉ nhiều em đang ở tuổi ăn, tuổi học mà còn, có nhiều em còn chưa được đi học cũng đã ra bám biển cùng với bố mẹ. (ảnh Hoài Nam)

Đang tất bật dọn rửa thuyền giúp mẹ, Huy kể về cuộc sống của mình, sau khi học hết lớp 9, do hoàn cảnh khó khăn, nên ra biển cùng mẹ đi biển kiếm thêm thu nhập.

“Gia đình em có 3 anh chị em, hai anh chị đã lập gia đình, còn mình em ở nhà, vì không có điều kiện nên em nghỉ học theo mẹ đi biển đến nay đã được gần 2 năm”, Huy nói.

Tại đây, không những có nhiều em đang ở độ tuổi đến trường đã phải nghỉ học, mà nơi đây còn có nhiều em mới chập chững bước đi đã cùng mẹ ra biển.

Do hoàn cảnh gia đình, dù mới hơn một tuổi, chưa biết đi, chưa biết nói nhưng bé Đặng Đông (SN 2015) trú tại Quỳnh Phương (Nghệ An) đã phải lên thuyền sinh sống cùng bố mẹ.

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Mới hơn 1 tuổi, bé Đặng Đông đã phải ra biển cùng với bố mẹ. (Ảnh Hoài Nam)

Chia sẻ về cuộc sống, chị Nguyễn Thị Hoa (mẹ bé Đông) cho biết, do hoàn cảnh khó khăn, không có ai chăm con để hai vợ chồng đi làm nên đành phải đưa cháu ra đây.

“Cưới chồng xong là đi biển luôn, tính thời gian thì được 2 năm. Mặc dù biết con đang còn quá bé, nhưng muốn phụ giúp chồng đỡ đần bớt công việc, với lại ở nhà buồn không có ai đành phải đưa con ra đây”, chị Hoa tâm sự.

Theo nghề là không bỏ được!

Bám biển từ hồi mới 15 tuổi, đến nay đã được gần 20 năm trong nghề, anh Ngô Anh Sơn (SN 1983) quê ở Quỳnh Phương, (Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, gia đình anh, từ bố mẹ, đến anh chị đều theo nghề biển. Nói đến nghề biển là nghề khổ, vất vả, cũng gặp nhiều nguy hiểm, nhưng theo nghề rồi sẽ không bỏ được.

“Phần vì yêu nghề, phần vì lo cho con cái ăn học nên hai vợ chồng cố gắng kiếm sống. Một năm chỉ về được vài ba lần lại ra biển, cuộc sống của tôi giờ chủ yếu sống trên thuyền là nhiều”, anh Sơn chia sẻ.

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Vợ chồng anh Sơn đang chuẩn bị dụng cụ để cho một đêm buông lưới mới. (ảnh Hoài Nam)

Theo nghề biển nay đã được hơn 30 năm, cô Hoàng Thị Tuyết (56 tuổi), quê Nghệ An chia sẻ, phụ nữ mà làm nghề biển thì quá vất vả, nhưng để cho con cái ăn học đầy đủ, hai vợ chồng phải cố gắng làm.

“Nghề này không chỉ cật lực mà còn nguy hiểm, có nhiều hôm sống to thuyền bị lật, may mà có người cạnh đó cứu chứ không thì chết cả gia đình. Mỗi đêm trừ chi phí ra thì cũng được khoảng 2 triệu, nhưng vất vả lắm, ai mà không yêu nghề thì đã bỏ từ lâu rồi!”, cô Tuyết vui vẻ nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Tuấn Sơn, GĐ Ban quản lý các Cảng cá Hà Tĩnh cho biết, tại khu tránh bão dành cho các ngư dân ngoại tỉnh có 50 tàu thuyền đánh bắt và trú đậu, đa phần là các ngư dân tại Quỳnh Lưu (Nghệ An).

“Họ thường làm theo mùa vụ, đánh bắt khoảng 2 tháng là họ lại di dời. Trong những chiếc thuyền đó, phần lớn là các hộ gia đình sinh sống ngay trên thuyền. Cứ chiều ra biển, đánh trong đêm, sáng lại về.

Ở đó có rất nhiều đứa trẻ mới học hết cấp 1 đã nghỉ học ra phụ giúp bố mẹ. Đa phần những đứa trẻ đó là có cuộc sống khó khăn, không đủ tiền để tiếp tục theo học nên phải nghỉ ra biển cùng bố mẹ”, ông Sơn nói.

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Tại khu tránh bão dành cho các ngư dân ngoại tỉnh có 50 tàu thuyền đánh bắt và trú đậu đa phần là các ngư dân tại Quỳnh Lưu (Nghệ An). (ảnh Hoài Nam)
buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Tại đây là các hộ gia đình sinh sống ngay trên thuyền. Nhiều người đã già, nhưng vẫn cố bám biển, mưu sinh (ảnh Hoài Nam)
buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong

Sau một đêm ra khơi, ngư dân đang tu sửa lại lưới, dụng cụ để cho một ngày đánh bắt mới. (ảnh Hoài Nam)

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong

Nghỉ học, xa quê bám biển cùng bố mẹ nhưng các em ở đây sống rất vui vẻ. (ảnh Hoài Nam)

buon vui nhung manh doi coi bien la nha thuyen la la giuong
Được sống cạnh bố mẹ, nhưng nhiều lúc các em lại có những ước muốn, những nỗi nhớ về quê hương. (ảnh Hoài Nam)
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.