Có buýt nhanh BRT, nhiều người đã bỏ phương tiện cá nhân? | |
Buýt thường chung làn BRT: Buýt nhanh sẽ lâm cảnh... 'rùa bò'? |
Buýt nhanh BRT khi đi vào hoạt động vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả. Ảnh: Di Linh |
Ngày 31/12/2016, Sở GTVT Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội chính thức đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên ở Thủ đô có chiều dài 14,7 km qua 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông.
Điều đáng nói là trước khi BRT đi vào hoạt động, có nhiều ý kiến trái chiều bày tỏ sự lo ngại về loại hình vận tải công cộng này.
Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia phát biểu trên báo chí cho rằng, buýt nhanh không đạt yêu cầu, thất bại khi vắng khách với mức đầu tư quá lớn và "chiếm hẳn 1/3 chiều rộng của đường".
Trái lại, cũng có ý kiến lạc quan hơn, khẳng định bước khởi đầu của BRT được coi là tốt và "hãy cho BRT thêm thời gian".
Về câu chuyện đánh giá tuyến BRT đầu tiên ở Việt Nam, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT Quốc gia từng nhận định đây là "nỗ lực rất lớn của UBND TP Hà Nội cũng như ngành giao thông Thủ đô".
Theo ông Hùng, hệ thống BRT thành công nhất của châu Á là tại Quảng Châu (Trung Quốc) sau 7 năm khai thác có lượng khách là 1.000 người/ngày/xe/tuyến dài 26km; một số tuyến BRT khác trên thế giới có từ 500-850 khách. Trong khi đó tuyến BRT 01 của chúng ta là 600-740 khách. "Nếu so sánh, BRT của Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu ban đầu".
"Chúng ta phải thống nhất quan điểm, ưu tiên vận tải công cộng là phải ưu tiên tốt nhất. Phải cho BRT làn riêng, cho hành khách kết nối đến BRT tốt nhất. Hãy ưu tiên trước khi phê bình bởi đứa con mới sinh không thể "kiếm cơm" ngay được. Mới 4 tháng đã xem xét hiệu quả là không phù hợp", ông Khuất Việt Hùng nêu quan điểm.
Nhiều người vẫn chưa có "thói quen" nhường đường cho xe buýt nhanh. Ảnh: Di Linh |
Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia giao thông khác cho rằng: "BRT hiện có hiệu quả hay không là do cách nhìn. Cách nhìn của nhiều người khi đánh giá về BRT đang trong giai đoạn ngắn hạn khi mới 3-4 tháng đã đem ra mổ xẻ trong khi loại hình này cần nhiều thời gian hơn".
Theo vị này, chúng ta cần có thời gian cho người dân làm quen. Bởi ví ngay như xây cầu Nhật Tân xong cũng phải mất 5-6 tháng mới có phương tiện qua lại nhiều.
Tuyến BRT 01 dài 14,77 km với lộ trình Ba La – Quang Trung – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương- Láng Hạ - Giảng Võ – Kim Mã có 02 điểm đầu cuối (Bến xe Yên Nghĩa, Kim Mã) và 21 nhà chờ nằm ở dải phân cách giữa dọc lộ trình tuyến. 10 nhà chờ có cầu vượt bộ hành cho hành khách sử dụng, và 3 nhà chờ có dải phân cách cứng từ nhà chờ đến ngã tư đèn tín hiệu giao thông. Kết nối với tuyến BRT01 hiện tại có 27 tuyến buýt với tổng cộng 4505 lượt/ ngày, dừng đỗ đón trả khách tại 31 điểm dừng nằm dọc tuyến được bố trí phù hợp để tiếp cận và đảm bảo an toàn giao thông. |