Cá tháng Tư là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những hình ảnh hài hước không thể bỏ qua

Ngày Cá tháng Tư hay 1/4 hàng năm được biết đến là một dịp đặc biệt khi mọi người có thể thoải mái đùa giỡn, trêu chọc nhau bằng những lời nói dối vô hại. Dù không phải là ngày lễ chính thức ở nhiều quốc gia, nhưng nó lại trở thành nét văn hóa độc đáo và được chờ đợi mỗi năm.

Hãy cùng khám phá xem Cá tháng Tư là ngày gì, bắt nguồn từ đâu và vì sao lại được ưa chuộng đến thế – đặc biệt là cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh hài hước ngày Cá tháng Tư khiến ai cũng bật cười!

Cá tháng Tư là ngày gì, ngày bao nhiêu?

Cá tháng Tư, hay còn gọi là Ngày nói dối, diễn ra vào ngày 1/4 hàng năm. Vào ngày này, mọi người có thể tự do nói dối, chơi khăm nhau một cách vui vẻ, miễn là không gây tổn thương hay hiểu lầm nghiêm trọng. Đây là dịp để thư giãn, tạo tiếng cười và xua tan mệt mỏi trong nhịp sống bận rộn.

Điều đặc biệt ở ngày này chính là sự chấp nhận từ xã hội. Bình thường, lời nói dối bị xem là thiếu trung thực, nhưng riêng ngày 1/4, nó lại được coi là hợp lệ – miễn là bạn bật mí câu nói sau cùng: “Cá tháng Tư mà!”

Ngày Cá tháng Tư là dịp mọi người trên khắp thế giới có thể thoải mái trêu đùa nhau bằng những trò chơi khăm hoặc những lời nói dối vô hại (Ảnh: Minh Thư) 

Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước nào?

ngày Cá tháng Tư  đã trở thành một phần quen thuộc trong văn hóa đại chúng của nhiều quốc gia, nhưng nguồn gốc chính xác của nó vẫn còn là điều gây tranh cãi. Nhiều học giả và nhà sử học đã đưa ra các giả thuyết khác nhau để lý giải sự ra đời của ngày “nói dối vui vẻ” này. Dưới đây là một số giả thuyết phổ biến nhất:

Bắt nguồn từ nước Pháp thế kỷ 16

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng ngày Cá tháng Tư bắt đầu ở Pháp vào khoảng năm 1582, khi vua Charles IX ban hành cải cách lịch, chuyển từ lịch Julius sang lịch Gregory – hệ thống lịch mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. 

Theo lịch Julius, năm mới được tổ chức vào cuối tháng 3 và kéo dài đến đầu tháng 4. Tuy nhiên, khi lịch Gregory được áp dụng, ngày đầu năm mới được chuyển về ngày 1 tháng 1.

Lúc bấy giờ, do phương tiện truyền thông chưa phát triển, nhiều người dân sống ở vùng quê hẻo lánh không biết hoặc không chấp nhận sự thay đổi này. Họ vẫn tiếp tục ăn mừng năm mới theo thời điểm cũ vào đầu tháng 4. 

Những người khác – biết về lịch mới – đã lấy đó làm cớ để chế giễu, trêu chọc và gọi họ là “những kẻ ngốc tháng Tư”. Một số người còn dán giấy hình con cá lên lưng nạn nhân – được gọi là “poisson d'avril” trong tiếng Pháp (tạm dịch: cá tháng Tư), biểu tượng cho sự ngây thơ, nhẹ dạ và dễ tin người.

 

 Có nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỷ 16 (Ảnh: Minh Thư) 

Liên quan đến các lễ hội mùa xuân châu Âu

Ngoài giả thuyết trên, một số nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của Cá tháng Tư bắt nguồn từ các lễ hội mừng xuân trong thời kỳ Trung cổ ở châu Âu, nơi người dân hóa trang, diễu hành và chơi các trò nghịch ngợm như một cách để tiễn mùa đông u ám và chào đón mùa xuân tươi vui.

Một trong những lễ hội nổi bật là Lễ hội Ngốc nghếch (Feast of Fools), thường diễn ra vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1, nơi mọi người đảo ngược vai vế – lính làm vua, dân thường làm giám mục – và thoải mái trêu đùa nhau.

Dù không trùng khớp về thời điểm, nhưng tinh thần hài hước, lật ngược trật tự của lễ hội này được cho là có ảnh hưởng đến truyền thống Cá tháng Tư sau này.

Những dấu ấn đầu tiên trong lịch sử

Tài liệu sớm nhất ghi nhận việc “ngày nói dối” được nhắc đến là vào năm 1392, trong tác phẩm "The Canterbury Tales" của nhà thơ người Anh Geoffrey Chaucer. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là một sự hiểu nhầm về ngày tháng trong bản thảo.

Còn theo ghi nhận rõ ràng hơn, vào thế kỷ 18, nước Anh và Scotland bắt đầu phổ biến trò đùa ngày 1 tháng 4. 

Tại Scotland, ngày này thậm chí còn kéo dài hai ngày, với phần đầu gọi là “Hunt-the-Gowk Day” – khi mọi người bị sai đi làm những việc vô nghĩa – và phần sau được gọi là “Taily Day”, nơi mọi trò đùa tập trung vào phần… phía sau của cơ thể, điển hình là việc dán tờ giấy ghi “Kick me” (Hãy đá tôi) lên lưng ai đó.

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Dù chỉ kéo dài 24 giờ, ngày Cá tháng Tư lại mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần lạc quan và kết nối giữa người với người. Trong một thế giới đầy áp lực và căng thẳng, có một ngày để mọi người cùng cười, cùng đùa vui là điều thật đáng quý.

Bên cạnh đó, ngày 1 tháng 4 cũng nhắc nhở chúng ta về sự linh hoạt trong suy nghĩ, khả năng đón nhận bất ngờ và sự bao dung đối với những sai sót vô hại. Chỉ cần một trò đùa nhẹ nhàng cũng đủ khiến ngày hôm đó trở nên đáng nhớ hơn rất nhiều.

Tổng hợp những hình ảnh troll ngày cá tháng tư 2025

Không thể thiếu trong ngày Cá tháng Tư là những hình ảnh hài hước được lan truyền khắp nơi trên mạng xã hội. Từ những cú lừa “trứ danh” đến biểu cảm ngơ ngác của nạn nhân, tất cả tạo nên bầu không khí sôi động và vui vẻ. 

Thật vô nghĩa, biết trước có kết quả như vậy. Tội gì phải tranh giành đấu đá với bọn họ làm gì. Phí hết tâm sức bày mưu tính kế mà tới cuối cùng chỉ là tay trắng (Ảnh: Sưu tầm)

 

  Lời nói thật về ngày Cá tháng Tư mà không ai có thể tin được. (Ảnh: Sưu tầm) 

 

 Cắt một tờ giấy thành chiếc váy, sau đó dán lên cửa nhà vệ sinh nam, để troll những đồng nghiệp làm họ bối rối. (Ảnh: Sưu tầm) 

 

 Tỏ tình ngày 1/4, được ăn cả ngã thì là nói đùa ngày Cá tháng Tư (Ảnh: Sưu tầm) 

 

 Một trò troll kinh điển vào ngày Cá tháng tư, thay nhân bánh oreo bằng kem đánh răng sau đó xem phản ứng của người bị troll. (Ảnh: Sưu tầm) 

 

 Một trò đùa bá đạo khác của dân văn phòng trong ngày Cá tháng Tư chính là dùng những tờ giấy note có ghi chữ “April Fools” hoặc những bức ảnh meme hài hước dán phía dưới mắt đọc của chuột máy tính để vô hiệu hóa chức năng. (Ảnh: Sưu tầm) 

Trò troll của Sếp thế này sẽ làm nhân viên mừng hụt  (Ảnh: Sưu tầm) 

 

Bỏ hình ảnh đáng sợ vào ngăn kéo của bạn thân hoặc đồng nghiệp ngồi cạnh là trò troll dễ nhất ngày Cá tháng tư (Ảnh: Sưu tầm) 

 

Trường hợp khẩn cấp mà còn gặp cuộn giấy thế này, thì trò troll này quá hài hước rồi  (Ảnh: Sưu tầm) 

Dùng sơn móng tay bôi đều lên cục xà bông. Hơi cũ nhưng nó sẽ khiến một vài người phát cáu vì xà bông gì chà mãi không ra bọt (Ảnh: Sưu tầm) 

 

chọn
Đất Bắc Ninh dậy sóng trước thông tin quy hoạch sân bay và sự đổ bộ của các ông lớn Vingroup, Sun Group, T&T...
Tại Bắc Ninh, thông tin sân bay Gia Bình được mở rộng thành cảng hàng không quốc tế khiến nhiều lô đất xung quanh bị thổi giá cao gấp 2 - 3 lần so với đầu năm 2024. Đất Hoà Long - nơi Vingroup đề xuất làm khu đô thị cũng ghi nhận tăng giá mạnh...