Giá heo hơi trong thời gian qua liên xuống như cổ phiếu, biến động từng ngày. Các chuyên gia thì liên tục đưa ra lời khuyên không nên tái đàn, không tăng đàn.
Các trang trại lớn thì việc quy hoạch, hạn chế tái đàn là điều đương nhiên.
Nhưng đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi lợn chỉ để lấy công làm lãi và kinh tế gia đình phụ thuộc vào nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi lợn lại đang hoang mang không biết có nên tái đàn tiếp tục chăn nuôi hay không, nếu không tái đàn thì biết làm gì để sống và tiếp tục trả nợ.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 27,23 triệu con heo, giảm khoảng 1,1 triệu con so với cùng kỳ năm 2016 và giảm khoảng 1,6 triệu con so với tháng 4-2017, do người nuôi không tái đàn.
Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo người chăn nuôi không nên quá kỳ vọng, không nên tăng đàn mà cần tiếp tục giảm đàn thời điểm tới, thực hiện theo khuyến cáo của ngành chức năng, để tránh tiếp tục dư thừa sản phẩm, dẫn tới không tiêu thụ được và bị lỗ nặng.
Nhiều hộ chăn nuôi đang loay hoay không biết có nên tái đàn hay không tái đàn. |
Bà Nguyễn Thị Tuyết ở Hoài Đức, Hà Nội vừa bán hơn 40 con lợn tới lứa xuất chuồng với giá 31.000 đồng một kg cho biết: "Giá heo hơi lên xuống thất thường, chóng cả mặt. Nuôi lợn hơn chục năm nay chưa bao giờ tôi phải ngóng từng ngày để xem giá lợn thế nào như bây giờ.
Chưa bán được thì lo đằng chưa bán được, phải tìm mọi cách để mời chào thương lái họ mua. Mà bán được rồi lại lo, lại nghĩ có nên tiếp tục tái đàn hay không, tái thì liệu giá có lên không hay lại quay đầu đi xuống như thời gian trước thì chỉ có nước bán nhà".
Cùng lỗi no với bà Tuyết là ông Được ở Tiên Lữ, Hưng Yên: "Gia đình tôi bán lợn ở thời điểm giá heo đang lên và bán được ở mức 36.000 đồng một kg.
Tuy không lỗ nhưng lãi cũng không đáng là bao. Đến nay được gần tháng chuồng trại để không rồi, nhìn cũng xót xa lắm. Nhưng giờ mà tái đàn thì cũng lo, không biết từ giờ đến tết giá cả sẽ thế nào.
Không tái thì gia đình cũng không biết làm gì để ra tiền vì kinh tế gia đình chỉ trong chờ được vào đàn lợn mà thôi.
Hơn nữa tiền cám vẫn còn nợ đọng gần 30 triệu của cửa hàng. Trước đây khi giá lợn thấp họ hỗ trợ cho mua nợ để duy trì đàn lợn, giờ nếu bỏ ngang không nuôi nữa, gia đình không còn nguồn thu thì chúng tôi cũng không đào đâu ra tiền để trả nợ. Hiệ tại cả gia đình đang quay cuồng trong câu hỏi tái đàn hay không tái đàn".
Nhiều hộ chăn nuôi chỉ biết trông chờ vào đàn lợn để làm kinh tế, nếu không tái đàn thì không biết sẽ phải làm gì. |
Theo khuyến cáo của nghành nông nghiệp thì thời điểm nay không nên vội tái đàn, vì lượng heo vẫn đủ cung ứng cho thị trường từ giờ đến cuối năm. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ nên ổn định đàn heo hiện tại. Về lâu dài sẽ phải tổ chức lại hình thức chăn nuôi hộ gia đình để đem lại hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.
TS. Nguyễn Văn Trọng phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Định hướng của bộ NN&PTNT là phải có những liên kết trong chăn nuôi: chăn nuôi theo VietGap, chăn nuôi an toàn sinh học,... và phải thực hiện theo chuỗi liên kết ngang như hợp tác xã, hiệp hội, tổ hợp tác để trở thành các nhóm hộ chăn nuôi theo kế hoạch, theo các chuỗi thì mới có thể chủ động chăn nuôi theo thị trường và dự báo để có kế hoặc tốt hơn".
Cuộc "khủng hoảng giá heo hơi" vừa rồi có thể cho thấy thực trạng khó khăn chung của những người chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay chính là đầu ra vì vẫn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các thương lái. Đầu ra không ổn định chính là nguyên nhân đẫn tới việc giá cả trên thị trường liên tục biến động, không có giá chung mà việc giao dịch chủ yếu dựa trên cảm tính giữa người chăn nuôi và thương lái.
Trong khi đó người nuôi thì phải bán với giá thấp, người tiêu dùng lại phải mua với giá cao gấp vài lần giá bán. Từ đó cho thấy vẫn còn bất cập trong khâu điều tiết thị trường.
Kinh doanh 05:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 29/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 28/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 27/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 26/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 25/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 23/08/2024